Nhân dân dân tộc Tạng là một trong những thành viên của Đại gia đình các dân tộc Trung Hoa, đã có sự đóng góp to lớn cho sự phồn vinh và tiến bộ của xã hội Trung Quốc. Khi nước Trung Hoa mới ra đời vào năm 1949, nhân dân Tây Tạng vẫn còn nằm dưới ách thống trị tàn khốc của chế độ nông nô phong kiến. Cho đến năm 1959, nhân dân các dân tộc Tây Tạng phế bỏ chế độ nông nô, tiến hành cải cách dân chủ, thành lập chính quyền tự trị dân tộc và chính quyền dân chủ các cấp, đông đảo nông nô vươn mình đứng lên làm chủ.
Song song với sự phát triển toàn diện của kinh tế xã hội khu tự trị Tây Tạng, cuộc sống của nông dân và người dân chăn nuôi Tây Tạng trong 50 năm qua cũng có sự thay đổi long trời lở đất. Anh Chô-phen Tê-ring sinh ra trong một gia đình nông nô nghèo khó của huyện Rin-bung, do đời đời kiếp kiếp sống bằng nghề chăn ngựa cho chủ nông nô, gia đình anh có tên gọi là "Đa-rua-u", có nghĩa là người chăn ngựa cho chủ nông nô. Năm 1959. Tây Tạng thực thi chính sách cải cách dân chủ, anh Chô-phen Tê-ring lúc ấy đang ở vào tuổi thơ ấu đã kết thúc cuộc sống nghèo khó chăn ngựa cho chủ nông nô và đón chào cuộc sống tự do. Năm 1982, anh Chô-phen Tê-ring đã thành lập đội thi công xây dựng công trình và đặt tên là "Đa-rua-u", bắt đầu con đường lập nghiệp. Qua phấn đấu hơn hai chục năm, "Đa-rua-u" hiện nay đã trở thành doanh nghiệp đi đầu trong các doanh nghiệp dân doanh Tây Tạng, anh Chô-phen Tê-ring cũng trở thành một nhà doanh nghiệp nông dân nổi tiếng.
"Tập đoàn Đa-rua-u có 8 công ty con, tính đến năm 2007, tài sản cố định của tập đoàn đã lên tới hơn 500 triệu nhân dân tệ. Sở hữu và sáng tạo tài sản khổng lồ như vậy, đó là việc khó mà tưởng tượng được ở Tây Tạng cũ."
Trước khi Tây Tạng giải phóng hòa bình, chủ nông nô phong kiến chiếm 5% dân số Tây Tạng không những sở hữu 95%tài sản xã hội, mà còn chiếm đoạt tự do don người của nông nô. Từ khi Tây Tạng giải phóng hòa bình, nhất là kể từ khi cải cách dân chủ, không những hàng chục nghìn nông nô nghèo khó được giải phóng bản thân, mà còn sở hữu tư liệu sản xuất và sinh hoạt hằng mơ ước. Bắt đầu từ thập niên 80, chính phủ Trung ương thực thi chính sách sản xuất kinh doanh lấy gia đình kinh doanh và có sự điều tiết của thị trường làm chính, đã giải phóng sức sản xuất của nông thôn. Nhất là việc thực thi hàng loạt chính sách hỗ trợ và ưu đãi cho nông dân như miễn thu thuế nông nghiệp, trợ cấp mua vật liệu nông nghiệp vv, đã mang lại lợi ích thiết thực cho đông đảo nông dân và người dân chăn nuôi Tây Tạng.
Xã Thái Công Đường thành phố La-sa là xã nông nghiệp lớn nhất của quận Thành Quan thành phố La-sa, cũng là một trong những xã có trình độ cơ giới hoá khá cao. Để nâng cao sản lượng hoa màu, nhà nước áp dụng biện pháp chính quyền đầu tư 80% vốn, nông dân và người dân chăn nuôi tự góp 20% vốn, giúp đỡ nông dân và người dân chăn nuôi thực hiện canh tác cơ giới hoá. Dân làng Xê-đai Phun-tốk nói:
"Hiện nay thôn chúng tôi cơ bản thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp, điều này khiến năng suất lao động và sản lượng lương thực đều được nâng cao rõ rệt, một số người lao động được giải phóng chuyển sang làm nghề phụ, tăng thu nhập cho gia đình. Hiện nay thu nhập bình quân của tôi lên tới hơn 30 nghìn nhân dân tệ/năm, tăng 4 lần so với những năm trước."
Trong khi ra sức thực thi biện pháp nâng cao năng suất lương thực, đảm bảo nâng cao và ổn định năng suất của tổng sản lượng dầu ăn, khu tự trị Tây Tạng còn ra sức phát triển ngành nghề đặc sắc nông nghiệp và chăn nuôi, cũng như các ngành nghề phi nông nghiệp như du lịch thôn làng, thủ công dân tộc, vận tải cá thể vv, thu nhập xuất khẩu lao động đã trở thành nguồn thu quan trọng của nông dân và người dân chăn nuôi. Tổng số người xuất khẩu lao động của khu tự trị Tây Tạng năm 2007 lên tới 700 nghìn lượt người, thu nhập bình quân của nông dân và người dân chăn nuôi đạt 2788 nhân dân tệ/năm, thu nhập bình quân đầu người của nông dân và người dân chăn nuôi liên tục 5 năm giữ tốc độ tăng trưởng với hai con số.
Để cải thiện triệt để tình trạng sản xuất và sinh hoạt của nông dân và người dân chăn nuôi Tây Tạng, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra quyết sách chiến lược "Cải thiện điều kiện sản xuất sinh hoạt nông dân và người dân chăn nuôi, tăng thu nhập cho nông dân và người dân chăn nuôi là nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Tây Tạng". Kể từ năm 2006 đến nay đã có 14 nghìn hộ, hơn 570 nghìn nông dân và người dân chăn nuôi được dọn vào nhà mới đầy đủ điện, nước, đường xá tiện lợi, và được hưởng tiện lợi do năng lượng hầm khí bi-ô-ga sạch mang lại. Đặc biệt là cùng với việc thực hiện toàn diện chế độ hợp tác y tế khu vực nông dân và người dân chăn nuôi Tây Tạng lấy điều trị miễn phí làm cơ sở, đã giảm bớt gánh nặng khám chữa bệnh cho nông dân và người dân chăn nuôi.
"Năm 2007, tổng vốn huy động bình quân đầu người của khu vực nông nghiệp và chăn nuôi Tây Tạng lên tới 110 tệ/năm, trong đó chính phủ trung ương đầu tư 85 tệ, chiếm 77% tổng quỹ y tế nông dân và người dân chăn nuôi Tây Tạng. Tính đến nay, chế độ này đã che phủ toàn bộ nông dân và người dân chăn nuôi trong khu tự trị Tây Tạng."
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |