![]() |
|
![]() |
![]() |
Theo ước tính của chuyên gia, sinh thái đầm lầy than bùn hồ Đại Cửu trị giá 46 tỷ 400 triệu đồng, gấp 160 lần hệ thống sinh thái đồng ruộng, có chức năng tích nước làm bền than và điều tiết khí hậu. Ông Đỗ Vân, Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu môi trường và thiên tai Viện trắc địa thuộc Viện Khoa học Trung Quốc nói, trong mấy năm gần đây, phân tích và dự đoán khí hậu là một đề tài quan trọng trong bối cảnh khí hậu toàn cầu đang ấm lên. Theo diễn biến lịch sử, hồ Đại Cửu luôn không ngừng trầm tích than bùn, có giá trị nghiên cứu và giá trị bảo tồn rất cao. Ông nói: "Hoạt động khai thác của loài người đối với nơi này tương đối ít, đây là nơi liên tục trầm tích, có thể phản ánh tốt hơn tình hình biến đổi khí hậu trong 10 nghìn năm nay, việc bảo tồn tốt vùng đất ngập nước này có ý nghĩa to lớn ".
Do hồ Đại Cửu nằm ở nơi xa xôi hẻo lánh, thêm vào đó do hoạt động của loài người gây nên mất cân bằng hệ thống sinh thái, nên đã xuýt làm hồ Đại Cửu biến mất trên trái đất. Từ thập niên 80 thế kỷ trước đến nay, nhằm giải quyết ấn no, con người đã phát triển sản xuất, tìm đủ cách đào mương máng thoát nước, biến đầm lầy thành đất cạn để trồng cây lương thực, chăn nuôi gia súc và trồng rau. Việc khai khẩn thái quá đã không đem lại sự chuyển biến tốt cho đời sống nhân dân, mà còn dẫn tới vùng đất ngập nước hồ Đại Cửu bị khô cạn nghiêm trọng, hồ Đại Cửu trước kia chất đất dinh dưỡng cao đã không còn nữa, từng mảng than bùn bị chết khô, các loài động vật hoang dã quý hiếm cũng biệt tích, hồ Đại Cửu đang khắc khoải trên bờ vực bị xóa sổ.
Vấn đề môi trường bị phá hoại nghiêm trọng đã khiến mọi người thức tỉnh, nhân sĩ các giới bắt đầu bôn ba tìm kiếm cứu sống hệ sinh thái hồ Đại Cửu. Năm 2008, Phòng quản lý công viên đất ngập nước hồ Đại Cửu được thành lập; Năm 2009, khánh thành công viên đất ngập nước quốc gia hồ Đại Cửu, hồ Đại Cửu trở thành công viên đất ngập nước thứ 4 của Trung Quốc, là miền đất ngập nước vùng đồi núi duy nhất ở khu vực miền trung Trung Quốc. Ông Vương Hưng Lâm, Trưởng Phòng quản lý công viên giới thiệu rằng: "Công viên rộng 5083 ha, trong có một ngôi làng gồm 309 hộ với 1444 dân phải di rời, khó khăn tương đối lớn, bà con đời đời kiếp kiếp sinh sống tại đây nên không muốn rời đi".
Trả lại đất cho đầm lầy và di dân cho sinh thái là bước đi đầu tiên để bảo tồn đất ngập nước. Dân ở vùng đồng trũng đã nhường đất lên sống ở thị trấn theo quy hoạch.
Để tăng thên lòng tin cho dân làng, Bí thư Chi bộ làng Hoàng Ích Thành đã đi đầu trong phát triển du lịch, đem của hồi môn của con gái ra quét sơn tường nhà, treo đèn lồng đỏ và dựng thêm mấy gian nhà phụ, thế là "Nhân gia lạc vùng đất ngập nước " bắt đầu khai trương.
Bí thư Chi bộ bỏ cầy cuốc đi làm du lịch đã làm gương cho cả làng, sau khi 92 hộ ở khu trung tâm dọn lên sống ở thị trấn, vườn rau và đồng ruộng của họ lại trở thành đầm lầy, Phòng quản lý công viên đã đầu tư xây dựng 11 con đê sinh thái, hình thành 11 hồ ao lớn nhỏ khác nhau. Môi trường sinh thái được cải thiện, 11 loài chim như cò đầu đen, các loài động vật bảo hộ cấp 1 quốc gia lại trở về hồ Đại Cửu. Hồ Đại Cửu lại khôi phục bộ mặt sinh thái đất ngập nước nguyên sinh với diện tích mặt nước 334 ha vào mùa mưa, và 100 ha vào mùa khô.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |