Quyên: Xin chào quý vị và các bạn, Lệ Quyên hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hóa".
Hoa: Duy Hoa xin chào quý vị và các bạn.
Quyên: Thưa các bạn, trong tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay có hai nội dung, trước tiên Lệ Quyên và Duy Hoa sẽ giới thiệu với các bạn cuộc sống online của tác giả mạng Trung Quốc hiện nay.
Hoa: Sau đó, anh Nguyễn Thanh sẽ giới thiệu với các bạn Kinh Thi, tuyển tập thơ ca đầu tiên của Trung Quốc.
Quyên: Sau đây, chúng ta hãy bắt đầu nội dung hôm nay.
Hoa: Thưa các bạn, trong thời đại In-tơ-nét hiện nay, tác giả mạng đã xuất hiện theo trào lưu, họ là những người đăng tác phẩm của mình trên mạng In-tơ-nét và ngày càng được giới trẻ yêu thích.
Quyên: Văn học mạng nổi lên với các đặc điểm không giấy, không có hạn chế về phương tiện, có thể chia sẻ rộng rãi, khiến tác giả dần dần tiếp cận hơn với người dân bình thường.
Hoa: Kể đến những tác giả mạng Trung Quốc được rất nhiều độc giả quen thuộc, thì không thể không nói đến tác giả Thiên Hạ Bá Xướng, tác giả của xê-ri truyện "Ma thổi đèn" hấp dẫn với đề tài là trộm mộ.
Quyên: Tiểu thuyết "Ma thổi đèn" đầu tiên được đăng trên In-tơ-nét theo lối mỗi ngày một chương, nhưng sau khi xuất bản vẫn là một trong những cuốn sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 2006 và 2007.
Hoa: Từ năm 2009, xê-ri tiểu thuyết "Ma thổi đèn" đã được Nhà Xuất bản Văn học Việt Nam xuất bản ở Việt Nam, nhận được đánh giá cao của nhiều bạn đọc Việt Nam, vì vậy tác giả Thiên Hạ Bá Xướng cũng được nhiều bạn đọc Việt Nam biết đến.
Quyên: Ngoài Thiên Hạ Bá Xướng ra, Trung Quốc còn có nhiều tác giả mạng tài hoa, rất được bạn đọc yêu thích, chẳng hạn như: Thần Đông, Mộ Dung Tuyết Thôn, Giang Nam v.v.
Hoa: Trong tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, Duy Hoa và Lệ Quyên xin giới thiệu với các bạn tác giả mạng Nhạn Cửu.
Quyên: Chị Nhạn Cửu năm nay 30 tuổi, vốn viết văn theo lối truyền thống, sau đó mới chuyển sang sáng tác và đăng tải tác phẩm trên mạng In-tơ-nét.
Hoa: Nhạn Cửu tốt nghiệp trường Đại học Tài chính và Kinh tế Nội Mông, vì yêu thích văn học, kể từ năm 2003 chị bắt tay sáng tác văn học.
Quyên: Chị nói, đăng tải tác phẩm trên mạng In-tơ-nét giống như chắp cánh cho hoạt động sáng tác văn học của chị. Hiện nay, nếu tháng 8 chị hoàn thành một tác phẩm, thì tháng 9 độc giả sẽ đọc được qua mạng; nếu như trước kia, tháng 9 ký hợp đồng với nhà xuất bản, phải chờ đến tháng 5 sang năm, cuốn sách mới được bán tại các hiệu sách.
Hoa: Tại mặt bằng chín muồi tiêu thụ sách điện tử, trên 50% tiền mua sách của bạn đọc sẽ trở thành tiền nhuận bút dành cho tác giả, còn nếu tiêu thụ qua xuất bản truyền thống, tiền nhuận bút không vượt quá 10%. Vì vậy, tác giả thế hệ mới đều yêu thích và thích ứng phương thức tiêu thụ sách điện tử. Tuy nhiên, sáng tác và đăng tải tác phẩm trên mạng In-tơ-nét cũng là một thách thức đặt ra cho tác giả. Chị Nhạn Cửu nói:
Quyên: "Đăng tải tác phẩm trên mạng In-tơ-nét giống như để tác phẩm của mình trải qua kiểm nghiệm của thị trường, điều này yêu cầu tác phẩm phải hay, phải được bạn đọc yêu thích, như vậy tác phẩm mới nhận được đánh giá nhiều, phản hồi nhiều, và được lọt vào bảng xếp hạng sách hấp dẫn, tác giả mới được giới thiệu nhiều. Đây hoàn toàn là theo lối thị trường hóa."
Hoa: Khác với sáng tác theo lối truyền thống, sáng tác và đăng tải tác phẩm trên mạng In-tơ-nét đặt yêu cầu cao đối với tác giả, yêu cầu tác phẩm phải rất thú vị, 3 ngày phải có một tình tiết kịch tính, 7 ngày phải có một tình tiết đầy kịch tính và hết sức hấp dẫn, phải không ngừng tạo ngạc nhiên cho bạn đọc. Điều này không giống sách in, sau khi mua và cầm trong tay, nếu sách không thú vị, thì không thể nào thay đổi được. Theo chị Nhạn Cửu, tình hình đặt ra cho tác giả mạng là, nếu tác giả viết không hay, hôm sau sẽ không còn bạn đọc đọc tiếp.
Quyên: Chị Nhạn Cửu được tôn vinh là một trong những nữ tác giả mạng nổi tiếng sáng tác khoa học viễn tưởng đề tài lịch sử, chị yêu thích văn hóa truyền thống, ưa thích môn học nghiên cứu tiểu thuyết "Hồng Lâu Mộng", thích lịch sử đời nhà Minh và nhà Thanh, cũng như nghiên cứu phong tục dân gian Bắc Kinh cổ xưa.
Hoa: Chị giỏi về sáng tác tiểu thuyết đề tài lịch sử. Tác phẩm của chị cũng được coi là tiểu thuyết đề tài vượt thời gian, người hiện đại rơi vào thế giới cổ đại, tác phẩm của chị có ngôn ngữ chất phác, thật thà, thích dùng chi tiết để miêu tả, khắc hoạ tính cách nhân vật, và thúc đẩy phát triển tình tiết câu chuyện.
Quyên: Chị Nhạn Cửu tên thật là Miêu Nghiên, khi nói đến nguyên do của tên ních trên mạng, chị nói: (tiếng động)
Hoa: "Trên mạng In-tơ-nét, tôi đăng tác phẩm với thân phận nam tác giả, vì tác phẩm của tôi hướng tới bạn đọc nam, là đề tài lịch sử, hơn nữa nhân vật chính trong tiểu thuyết của tôi đều là nam giới trong bối cảnh lịch sử. Sau đó vì được giới thiệu nhiều, tôi mới ra mắt bạn đọc với thân phận nữ tác giả."
Quyên: Do từ thuở nhỏ đã yêu thích đọc tiểu thuyết lịch sử, chị Nhạn Cửu trông chín chắn hơn độ tuổi rất nhiều, nhiều bạn đọc tưởng chị là nam tác giả lớn tuổi, thậm chí từng có bạn đọc nữ bày tỏ muốn làm bạn gái của chị.
Hoa: Khác với tác giả sáng tác theo lối truyền thống, trong nhiều tình huống văn học mạng là kênh dành cho đông đảo cư dân mạng biểu đạt tình cảm, chia sẻ tâm trạng, nhận được quan tâm chú ý.
Quyên: Văn học mạng hiện nay có rất nhiều đề tài, ngoài đề tài tình yêu, khoa học viễn tưởng, huyền ảo, võ hiệp ra, còn có nhiều đề tài mới như trộm mộ, vượt thời gian v.v.
Hoa: Tác phẩm tiêu biểu của chị Nhạn Cửu là "Tái sinh vào những năm cuối thời Khang Hy" và "Những người trong Hồng Lâu Mộng".
Quyên: Ông Bạch Diệp, Giáo sư Viện nghiên cứu sinh, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhà bình luận văn học nổi tiếng đánh giá cao tác phẩm "Tái sinh vào những năm cuối thời Khang Hy". Ông cho rằng, cuốn sách này với bút pháp tinh tế, tác giả đã bỏ nhiều công sức vào tác phẩm, không những thể hiện cuộc sống gia đình, đời sống xã hội, phong tục, con người thời đó, còn miêu tả rất tỷ mỉ về lễ nghi thời đó, tác phẩm có cốt chuyện rất hay, nội dung cũng rất đầy đặn, có thể nói là một tác phẩm vĩ đại theo đuổi mục tiêu đạt trình độ tiểu thuyết "Hồng Lâu Mộng".
Hoa: Tác phẩm của chị Nhạn Cửu có phong cách như phóng sự lịch sử, trong tác phẩm không phải chỉ ghi lại sự nghiệp hoặc cuộc sống tình cảm của vai chính, mà là khắc hoạ đời xống xã hội trong bối cảnh lịch sử.
Quyên: Dù là chế độ, kiến trúc, ẩm thực, trang phục, lễ nghi thời cổ, hay là nhà hàng, chùa chiền, chợ búa, thôn làng, các pha đấm đá công khai và ngấm ngầm, chị Nhạn Cửu đều miêu tả rất cụ thể, rất chi tiết. Khi giới thiệu tình hình sáng tác văn học của mình, chị Nhạn Cửu đã miêu tả như sau:
Hoa: "Tôi giỏi về miêu tả những chuyện lặt vặt trong cuộc sống, tuy nhân vật chính là đàn ông, nhưng xét đến cùng tôi là phụ nữ, thích viết những thứ thể hiện sự tinh tế. Có lẽ lời văn của tôi không bằng những nhà văn tên tuổi truyền thống, tôi dành nhiều ngôn ngữ để miêu tả, trong đó chứa đựng sự điềm đạm, có lẽ là một chút tình cảm cảm động, cũng có lẽ là một chút cảm giác dễ chịu. Chính vì như thế, mọi thứ mới tạo cảm giác dễ chịu cho bạn đọc, không cần câu văn dài dòng, mà chú trọng vào sự kiện, làm cho câu văn xúc tích hơn."
Quyên: Trước khi sáng tác, chị Nhạn Cửu phải tra cứu nhiều kiến thức, chẳng hạn, người cổ đại sống như thế nào, rồi phải cho bạn đọc biết bằng lối viết nhẹ nhàng, giống như độc giả đọc tiểu thuyết "Hồng Lâu Mộng", đọc xong cảm thấy phần nội dung về trang phục và ẩm thực trong sách rất thú vị.
Hoa: Khi đọc tiểu thuyết của chị Nhạn Cửu, bạn đọc cũng cảm thấy cuộc sống thời đó rất thú vị, phần nội dung về lễ nghi, cuộc sống và cấp bậc khiến người hiện đại như rơi vào thế giới cổ đại, từ góc nhìn người hiện đại tìm hiểu lịch sử, cung cấp mỗi một hình ảnh cho bạn đọc, khiến bạn đọc cảm thấy như đứng trong bối cảnh đó, giống như xem phim truyện.
Quyên: Là nhà báo tự do, người sáng tác và đăng tác phẩm trên mạng, chị Nhạn Cửu nói, trong cuộc sống chị cũng đầu tư đa số thời gian trên mạng, mua sắm qua mạng, trò chuyện với bạn bè qua mạng, chị chủ yếu ở lại trong nhà, vòng tay bạn bè cũng rất nhỏ, cho nên đến nay chị vẫn sống độc thân, chị nói đùa rằng chị đã trở thành thặng nữ lớn tuổi.
Hoa: Chị Nhạn Cửu là tác giả của Công ty mạng lưới văn học Thịnh Đại, miệt mài sáng tác làm cho chị không phải lo lắng về cơm áo g̣ạo tiền, chị cảm thấy rất may mắn được sống trong thời đại sáng tác trên mạng.
Quyên: Chị cho biết, dùng tên ních viết văn, sáng tác tiểu thuyết, thông qua kênh phát biểu thông thoáng có thể nhanh chóng thu hút được bạn đọc, như vậy làm cho chị có lòng tin hơn về sáng tác, cũng được hưởng không gian sáng tác rộng lớn. Khi trả lời vấn đề sáng tác và đăng tải tác phẩm trên mạng In-tơ-nét có cản trở mục tiêu theo đuổi văn học hay không, chị nói:
Hoa: "Sáng tác và đăng tác phẩm trên mạng In-tơ-nét không cản trở mục tiêu theo đuổi văn học, tôi cho rằng, sáng tác qua mặt bằng điện tử làm cho tác giả thực hiện ước mơ sáng tác dễ hơn, vì nếu viết đề tài nghiêm túc, có thể gặp phải vấn đề không có nhà xuất bản nhận xuất bản, hoặc không cho phép xuất bản, tư duy sáng tác sẽ bị hạn chế, sáng tác sẽ bị ràng buộc. Nếu thông qua mặt bằng mạng In-tơ-nét, thì có thể viết rất linh hoạt, không cần lo ngại về phần nội dung mang tính đột phá và sáng tạo; nhưng nếu theo xuất bản truyền thống, nếu có nội dung đột phá, sáng tạo, có lẽ không có nhiều người chấp nhận và đồng ý xuất bản. Về sáng tác qua mặt bằng điện tử, nếu tôi viết một tác phẩm có nhiều thứ khiến bạn đọc mới lạ, rất có thể sẽ trở thành tác phẩm rất được hoan nghênh. Chuyện này rất thú vị."
Quyên: Thưa các bạn, trên đây Lệ Quyên và Duy Hoa đã giới thiệu với các bạn nữ tác giả Nhạn Cửu, sáng tác và đăng tác phẩm trên mạng In-tơ-nét.
Hoa: Phần nội dung thứ hai trong tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay là giới thiệu Tuyển tập thơ ca đầu tiên của Trung Quốc—"Kinh Thi".
Quyên: "Kinh Thi" cả thảy thu tập 305 bài thơ, các bài thơ trong đó đều là ca từ của các bài hát, đọc rất xuôi miệng.
Hoa: Các bài thơ trong "Kinh Thi" chia thành 3 loại: Phong, Nhã, Tụng. "Phong" là dân ca các địa phương, "Nhã" là thơ ca triều đình, "Tụng" là ca nhạc dùng trong lễ tế tông miếu.
Quyên: Trước khi mời anh Nguyễn Thanh giới thiệu tường tận "Kinh Thi", Lệ Quyên và Duy Hoa xin mời các bạn thưởng thức một bài hát có ca từ cải biên từ một bài thơ trong "Kinh Thi", đó là bài hát "Tại thủy nhất phương".
Hoa: Bài hát "Tại thủy nhất phương" là do nhà văn Đài Loan nổi tiếng Quỳnh Dao cải biên từ bài thơ "Kiêm Hà", ca sĩ trình bày là Đặng Lệ Quân, một nữ ca sĩ nổi tiếng, thính giả Việt Nam cũng rất quen thuộc.
Quyên: Sau đây mời các bạn thưởng thức bài hát "Tại thủy nhất phương"
Hoa: Trên đây là bài hát "Tại thủy nhất phương" do ca sĩ Đặng lệ Quân trình bày.
Quyên: Sau đây mời anh Nguyễn Thanh giới thiệu với các bạn "Kinh Thi"—Tuyển tập thơ ca đầu tiên của Trung Quốc".
Hoa: Cảm ơn anh Nguyễn Thanh đã giới thiệu với chúng ta tác phẩm văn học kinh điển Trung Quốc "Kinh Thi".
Quyên: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay đến đây là hết, Lệ Quyên xin chào tạm biệt quý vị và các bạn.
Hoa: Duy Hoa xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hóa" kỳ tới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |