• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Trải nghiệm ngày hội té nước của dân tộc Lê tỉnh Hải Nam

    2011-10-20 14:49:35     cri

    Buổi sáng ngày 6 tháng 8 năm nay, tại Quảng trường Thất Tiên có sức chứa mấy chục nghìn người của Huyện tự trị dân tộc Lê và Mèo Bảo Đình, tỉnh Hải Nam người đông như kiến, vô cùng náo nhiệt, tất cả già trẻ gái trai dù quen hay không quen biết nhau, đều cầm đủ loại chậu và súng phun nước hồ hởi té nước vào nhau, các chàng trai và cô gái thậm trí còn tham gia đánh trận nước, ướt đẫm cả người mà vẫn cười vui nắc nẻ.

    Ngày 6 tháng 8 tức ngày 7 tháng 7 âm lịch, là một trong những ngày hội truyền thống của Trung Quốc, tục gọi là ngày Thất Tịch, do truyền thuyết Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau trên cầu Hỉ Thước, nên người ta còn gọi ngày Thất Tịch hay ngày Va-len-tin. Vào ngày này, tại khu vực núi Thất Tiên, Huyện tự trị dân tộc Lê và Mèo Bảo Đình có ngày hội té nước nổi tiếng của tỉnh Hải Nam, mọi người từ thập phương tứ xứ hội tụ về đây cùng té nước vào nhau, người bị té nước không tỏ ra khó chịu mà còn rất vui vẻ, vì người địa phương cho rằng, ngày Thất tịch bị người khác té nước sẽ giúp gột sạch các điều xúi quẩy, đem lại vận may.

    Ngày hội té nước bắt nguồn từ một truyền thuyết hay của vùng núi Thất Tiên, huyện Bảo Đình, vùng núi này có 7 trái núi cao vút mà truyền thuyết cho là nơi ở của 7 nàng tiên. Ông Vương Bình, Trưởng phòng Văn hóa huyện giới thiệu rằng: " Bảo Đình chúng tôi là nơi 7 nàng tiên xuống trần gian trong truyền thuyết, họ kết tình hữu nghị sâu sắc với đồng bào dân tộc Lê, dạy cho dân tộc Lê các phương thức sinh hoạt và sản xuất, thí dụ như dệt thổ cẩm của dân tộc Lê ngày nay là do các nàng tiên dạy cho, dân tộc Lê rất biết ơn 7 nàng tiên, nên cứ đến ngày Thất Tịch hàng năm đều tổ chức ngày hội té nước hoành tráng bên suối nước nóng, nơi 7 nàng tiên đã từng tắm ".

    Đồng bào dân tộc Lê thờ cúng thần linh tối cao là thần nước mà tiếng dân tộc Lê gọi là "Nặm", trong truyền thuyết kể thần nước có 7 người con gái rất tài giỏi. Một hôm, 7 chị em tới Bảo Đình thấy nơi đây non xanh nước biếc, hoa thơm quả ngọt, chim hót líu lo, nhân dân hiền lành lại cần cù chất phác, bèn quyết định ở lại đây. Người chị cả làm phép mưa theo mùa, khiến nơi đây mưa thuận gió hòa, còn mấy chị em khác lần lượt dạy cho người địa phương cách làm ruộng, dệt vải, trưng cất rượu, gảy đàn, ca múa và hái thuốc chữa bệnh. Nhân dân quý mến họ và gọi họ là Thất Tiên. Về sau, một thần gió trên biển có ma lực cao cường muốn chiếm nơi này để ở, nhưng mỗi lần tới đều đem lại mưa bão gây nên ngập lụt, làm hủy hoại biết bao đồng ruộng tươi đẹp, bảy nàng tiên đã đứng ra chống chọi với thần gió, cuối cùng thần gió bại trận bị đuổi về biển cả. Để đề phòng thấn gió lại đến làm hại dân, 7 nàng tiên đã quyết định ở lại trần gian để canh giữ mảnh đất tươi đẹp này, về sau họ hóa thành 7 trái núi, đó chính là núi Thất Tiên hiện nay.

    Dó đó, cứ đến ngày mùng 7 tháng 7 hàng năm, để tưởng nhớ 7 nàng tiên đã đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình, bà con dân tộc Lê cứ trú dưới chân núi Thất Tiên đều đến du ngoạn và vui chơi té nước bên suối nước nóng. Họ đem theo oản đến cúng tế, vừa hát vừa múa cầu mong cho sang năm mưa thuận gió hòa. Ông Phù Đại Văn dân tộc Lê nói: "Bảo Đình khí hậu nóng bức, bà con lao động xong đều thích đến đây tắm, họ hầu như từ nhỏ đã thích nghịch nước, do đây là suối nước nóng thiên nhiên, nên quanh năm bốn mùa đều có thể tắm".

    Đồng bào dân tộc Lê vốn có tập tục té nước, thêm vào đó là truyền thuyết " Thiên nhân hợp nhất" rất sinh động, đây nguyên là một hoạt động té nước của dân tộc Lê thời cổ, lâu rồi diễn biến thành ngày hội té nước ngày nay. Qua nhiều đời tương truyền còn hình thành một loạt hoạt động té nước đầy thú vị như leo sào, qua cầu nổi, qua cầu độc mộc..., những hoạt động này đều bắt nguồn từ lao động sản xuất của đồng bào dân tộc Lê, là hình ảnh thu nhỏ về phương thức sinh hoạt sản xuất truyền thống của họ.

    Sự lãng mạn của ngày hội té nước là "Tìm một nửa còn lại", trong ngày này các nam nữ thanh niên sẽ té nước lên người mình ưng, kỳ thực là muốn thử xem ý tứ của đối phương. Nếu hai bên có cảm tình với nhau thì có thể hẹn hò để tiến thêm một bước tìm hiểu nhau. Thông qua té nước để thăm dò ý tứ đối phương, nếu cô gái thích chàng trai thì sẽ đem vật làm tin treo lên cây cau hoặc cây dừa để chàng trai đến hái, chỉ có chàng trai nào khéo léo thì mới có thể hái được. Những cây cau, cây dừa ở đây thường cao mấy chục mét, chàng trai muốn chiếm được lòng tin của nàng thì phải leo lên hái, nếu không leo lên được thì tất bị cô nàng từ chối. Việc leo cây đối với các chàng trai dân tộc Lê mà nói là công việc hái cau hái dừa hàng ngày, đây cũng là một sự chuẩn bị để tiếp nhận sự thử thách của các cô gái.

    Các cô gái còn có nhiều biện pháp để thử thách các chàng trai, đi qua cầu độc mộc cũng là một trong những thử thách. Ông Phù Đại Huy dân tộc Lê nói: "Dân tộc Lê chúng tôi trước khi đính hôn phải đi qua cầu độc mộc, vì cha mẹ bên nhà gái muốn xem chàng rể và con gái họ phối hợp có ăn ý hay không, vì thân cầu độc mộc chỉ rộng có 10cm, trước kia có quy định chân không được chấm nước, hai người cùng đi qua quả thật rất khó. Nhưng việc qua cầu hiện nay đã đơn giản hơn, người đi trước có thể ngồi xuống để người đi sau bước qua. Khi kết hôn, cô dâu và chú rể cũng phải đi qua cầu độc mộc, vì dân tộc Lê cho rằng, hai người dắt tay nhau qua cầu sẽ tượng trưng cho sự đồng cam cộng khổ, không bao giờ lìa xa nhau".

    Năm 2010, ngày hội té nước Thất Tiên tỉnh Hải Nam được bình chọn là " Một trong 10 ngày hội lớn nổi tiếng của Trung Quốc", đây cũng là điều thu hút sự chú ý của ngày càng nhiều du khách đến tham gia ngày hội đặc sắc của dân tộc Lê.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>