Dân tộc Ha-ni là một dân tộc thiểu số có lịch sử lâu đời của Trung Quốc, hiện nay còn khoảng hơn 1,2 triệu người. Đa số người Ha-ni sinh sống trên vùng núi ở độ cao 800 đến 2500 mét so với mặt biển, hàng nghìn năm qua, do phải sinh sống ở môi trường thung lũng núi cao, người Ha-ni đã sáng tạo và tổng kết những kinh nghiệm dồi dào về ruộng bậc thang.
Người Ha-ni be bờ ruộng bậc thang theo địa hình và chất đất khác nhau, tận dụng điều kiện thiên nhiên "núi cao bao nhiêu, nước cao bấy nhiêu", tức dẫn nước suối quanh năm chảy trong khe núi qua những kênh nước để đưa vào ruộng bậc thang. Đến đầu xuân, những ruộng bậc thang lớn nhỏ, tạo hình khác nhau đều chứa đầy nước suối trong xanh, dưới ánh nắng mặt trời, chan hòa gió thổi nhè nhẹ, mặt nước gợn sóng lăn tăn; vào tháng 3, tháng 4, trên các thủa ruộng bậc thang lúa lên xanh rờn chẳng khác nào một tấm thảm xanh; cuối hè đầu thu là mùa lúa chín, phóng tầm mắt nhìn ra xa là một màu vàng óng ả.
Cụ Trương Hữu Phúc là người chủ trì tế lễ của làng Thanh Khẩu, trấn Tân Nhai, huyện Nguyên Dương, tỉnh Vân Nam, trong tiếng Ha-ni là "Mi-cu". Trong bản làng Ha-ni, Mi-cu là nhịp cầu để trao đổi giữa con người và thần linh. Mùa xuân hàng năm, Mi-cu đều mở lễ gieo mạ với giọng hát của mình, sau khi mở lễ gieo mạ, người dân trong làng mới có thể bắt đầu gieo mạ trong ruộng bậc thang.
Cụ Trương Hữu Phúc sống ở thôn Thanh Khẩu cả cuộc đời nay. Đi vào làng Thanh Khẩu, trước hết có thể nhìn thấy những ruộng bậc thang quy mô, khí thế hùng vĩ, nhấp nhô uốn lượn tới tận chân trời đã nuôi dưỡng người Ha-ni từ đời này sang đời khác. Những ruộng bậc thang giống như chiếc thang trời từ đỉnh núi thả xuống đến chân núi, có tới hơn trăm bậc thậm chí hơn nghìn bậc, được làm rất cầu kỳ và hết sức hoành tráng. Rạng sáng hàng ngày, sau khi dậy, cụ Trương Hữu Phúc trước hết phải hút điếu thuốc lào. Sau bữa sáng vào khoảng 9 giờ, cụ và con trai cụ Trương Phúc Lương đi xem tình hình mạ cấy vài hôm trước ở một khu ruộng bậc thang cách làng 2 ki-lô-mét.
Đi bộ trên các kênh rãnh lớn nhỏ, nếu bạn để ý sẽ có thể phát hiện những tấm gỗ có khắc dấu để ngang trong kênh rãnh ở chỗ dẫn nước vào ruộng bậc thang. Cụ Trương Hữu Phúc nói:
"Những tấm gỗ này gọi là 'gỗ khắc', dùng để phân luồng nước tưới cho ruộng bậc thang. Nếu như không có gỗ khắc này để phân luồng nước tưới thì những ruộng bậc thang cách kênh rãnh gần thì thừa nước, còn ruộng bậc thang cách xa lại không đủ nước. Để đảm bảo mỗi mảnh ruộng đều có nước quanh năm, tổ tiên người dân tộc Ha-ni đã sáng tạo biện pháp phân luồng nước như vậy".
Hơn hai mươi phút sau, cụ Trương Hữu Phúc và con trai đã đến ruộng bậc thang. Trong ruộng bậc thang, cây mạ được cấy vài hôm trước đã mọc rễ và lên xanh mơn mởn. Nước trong ruộng cũng từ màu đục lúc cấy mạ trở nên trong xanh, vết ốc bò qua trong đêm cũng có thể nhìn thấy rõ mồn một. Đứng bên cánh đồng tràn đầy sức sống, cụ Trương Hữu Phúc đã giới thiệu văn hóa ruộng bậc thang và phong tục tập quán của người Ha-ni.
"Cuộc đời người Ha-ni đều gắn bó chặt chẽ với ruộng bậc thang, chúng tôi có một tập tục, trong tiếng Ha-ni gọi là 'Ô-ha-tu'. Có nghĩa là 'lễ ra cửa'. Trẻ em dân tộc Ha-ni mới sinh ra, phải chờ đến hôm thứ 13 mới được bế ra cửa tiếp xúc với bên ngoài. Khi bế trẻ em ra cửa, phải dựng một cái đinh ba ở cửa, trên treo một chiếc mũ mẹt và túi đeo quai thường dùng khi làm công việc đồng áng. Nếu là con trai, trong túi phải đựng một con dao quắm dùng để phạt góc bên bờ; nếu là con gái, trong túi phải đựng một cái liềm dùng để gặt lúa".
Khi cụ Trương Hữu Phúc kiểm tra xong ruộng bậc thang đã là 12 giờ 30 trưa. Mặc dù đã hơn 60 tuổi, nhưng lòng cụ không một giây phút nào không nghĩ tới ruộng bậc thang. Đối với người Ha-ni, mỗi giai đoạn trong cuộc đời đều gắn bó với ruộng bậc thang. Lúc bé nô đùa bên ruộng bậc thang, lớn lên thì yêu đương trong nhà gỗ bên ruộng bậc thang, khi qua đời cũng phải yên nghỉ trên đồi núi cạnh ruộng bậc thang, để mãi mãi canh giữ ruộng bậc thang.
Ngày nay, ruộng bậc thang vẫn là trụ cột cho cuộc sống vật chất và tinh thần của người Ha-ni. Hơn 10 nghìn héc-ta ruộng bậc thang huyện Nguyên Dương, đến nay vẫn nuôi dưỡng đông đảo người dân tộc Ha-ni. Để bảo tồn hệ thống sinh thái lâu đời tràn đầy sức sống này, năm 2000, Châu tự trị dân tộc Ha-ni dân tộc Di Hồng Hà thành lập đơn vị chuyên trách bắt tay vào việc xin công nhận ruộng bậc thang dân tộc Ha-ni là Di sản văn hóa thế giới, hiện nay ruộng bậc thang dân tộc Ha-ni đã được đưa vào danh sách dự bị xin công nhận Di sản văn hóa thế giới của Chính phủ Trung Quốc, đồng thời được hỗ trợ về kinh phí bảo tồn từ Quỹ Di sản văn hoá Trung Quốc. Giám đốc Cục Quản lý ruộng bậc thang dân tộc Ha-ni châu Hồng Hà Trương Hồng Chân nói:
"Với sự cần cù và trí tuệ thông minh của mình, người Ha-ni có đầy đủ khả năng kiến tạo một thành phố. Nhưng người Ha-ni không làm như vậy. Hơn nghìn năm qua, dân tộc Ha-ni chưa hình thành thành phố của mình, họ sống dựa trên đơn vị bản làng. Điều này được quyết định bởi điều kiện địa lý, bởi vì lưng núi Ai-lao ở bờ nam sông Hồng Hà không có một mảnh đất rộng đủ để phát triển thành một thành phố. Có thể nói, người Ha-ni đã dồn hết tâm sức và ước mơ vào việc xây dựng ruộng bậc thang".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |