![]() |
|
![]() |
![]() |
Tuy nhiên, do giáo dục chuyên ngành âm nhạc cận hiện đại Trung Quốc cất bước muộn, giống như nhiều nhạc cụ khác, thời gian đàn tỳ bà được giảng dạy trên lớp không nhiều lắm, chỉ có khoảng 100 năm. Nhà giáo dục Lý Quang Hoa, nghệ sĩ đàn tỳ bà nổi tiếng, Chủ nhiệm Khoa Âm nhạc dân tộc Học viện Âm nhạc Trung ương nói:
"Âm nhạc dân tộc Trung Quốc được đưa vào giảng dạy trong hệ thống các trường đại học nghệ thuật chưa lâu, những năm đầu Trung Hoa Dân Quốc mới bắt đầu đưa vào hệ thống giáo dục chuyên ngành, trước kia đều là 'tự sinh tự diệt' trong dân gian. Sau khi được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học, sau nhiều năm cải cách và thảo luận, hiện nay đã từng bước hình thành hệ thống giảng dạy có cả môn chuyên ngành và môn cơ sở chuyên ngành".
Ở Trung Quốc, dù là nhạc cụ dân tộc như đàn tỳ bà, đàn nhị, hay là nhạc cụ phương Tây như đàn pi-a-nô, đàn vi-ô-lông... đều áp dụng hình thức giảng dạy đặc biệt, tức là một thầy một trò.
Ở Trung Quốc, hình thức dạy đàn tỳ bà chính trong dân gian là mở lớp năng khiếu. Lớp năng khiếu cũng chia thành hình thức một thầy một trò và hình thức nhiều học sinh tập trung lên lớp. Có nhiều trẻ em bắt đầu học chơi đàn tỳ bà từ năm 4-5 tuổi, một số em có thể chọn học tiếp ở trường chuyên ngành trong giai đoạn trung học hoặc đại học theo năng khiếu và sở thích của mình, nhưng phần lớn các em lại chỉ nhằm mục đích tạo hứng thú và sở thích, nâng cao tu dưỡng nghệ thuật.
Được biết, hàng năm có từ vài chục đến hàng trăm người chọn học chuyên ngành đàn tỳ bà khi tham gia kỳ thi đại học, nhưng cuối cùng chỉ có được vài người đến hơn chục người được trúng tuyển.
Nhiều đoàn thể, trường học và hội nghệ thuật cấp quốc gia và địa phương Trung Quốc còn định kỳ tổ chức cuộc thi kiểm tra trình độ cho những người yêu thích chơi đàn tỳ bà, thông thường sẽ chia thành 9 bậc hoặc 10 bậc.
Đàn tỳ bà là một nhạc cụ có sức biểu cảm vô cùng phong phú, vì cách gảy bằng ngón tay trái và tay phải cũng có đến 50-60 cách khác nhau, phong cách thể hiện bản nhạc diễn tấu thì muôn hình muôn vẻ. Chính vì vậy, so với nhiều nhạc cụ dân tộc Trung Quốc khác, đàn tỳ bà là một loại nhạc cụ hơi khó học. Tuy nhiên, cũng chính vì tính phức tạp và tính dễ biến đổi, đàn tỳ bà mới có sức cuốn hút độc đáo.
Kể từ khi bước vào thế kỷ 21, đàn tỳ bà có lịch sử phát triển hơn 2000 năm ở Trung Quốc không ngừng thể hiện lên sức sống mới, và được rất nhiều người nước ngoài yêu thích. Nghệ sĩ đàn tỳ bà Lý Quang Hoa đã dạy nhiều học sinh nước ngoài như người Anh, Đức, Nhật Bản và Ru-ma-ni.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |