• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Văn hóa trống gỗ Ngõa Sơn huyền bí

    2011-09-22 19:23:48     cri

    Ở vùng núi sâu thẳm nằm ở biên giới miền tây nam Trung Quốc giáp giới với My-an-ma có một dân tộc huyền bí—dân tộc Va sinh sống. Được biết, từ lâu ở khu vực này đã có tập tục Lễ hội Trống gỗ. Thập niên 50 của thế kỷ 20, cùng với một bài hát mang tên "Nhân dân dân tộc Va hát bài ca mới" vang dội khắp nơi Trung Quốc, núi Ngõa Sơn huyền bí và có phong cảnh tươi đẹp, dân tộc Va siêng năng, dũng cảm và hào phóng dần dần được bên ngoài biết được. Trong chuyên mục "Vườn văn hóa" hôm nay, chúng ta cùng đi núi Ngõa Sơn ở huyện Tây Minh huyền bí, cảm nhận văn hóa trống gỗ mộc mạc của dân tộc Va.

    Ông Nham Thông là "Ba-chai"—chủ tế chính của Lễ hội Trống gỗ lần này. Khi phóng viên đến thăm, ông đang vừa chăm chú chuẩn bị những đồ tế cần thiết, vừa đọc lẩm nhẩm câu chú. Ở khu vực dân tộc Va, "Ba-chai" là người có thể trao đổi với ông trời, biết cách bấm ngày lành tháng tốt, rất có tiếng tăm. Ông Nham Thông nói, được đề cử làm chủ tế chính tại Lễ hội Trống gỗ lần này là điều rất hân hạnh, ông không dám lơ là, phải chuẩn bị cho tốt. Trong khi đó, vợ chồng Nham Hương đến làm trợ thủ cho ông Nham Thông cũng đang làm bận rộn ở phòng ngoài. Anh Nham Hương bắt đầu chuẩn bị bữa sáng, rồi pha rượu nhạt dân tộc Va cất bằng gạo cẩm, rượu nhạt này sẽ được uống sau khi kết thúc lễ kéo trống gỗ.

    Trong tiếng dân tộc Va, trống gỗ được gọi là "Crô", được biết đã có lịch sử hơn 1000 năm. Nhưng nguồn gốc của trống gỗ lại có cách nói khác nhau, có người nói là do thủ lĩnh đầu tiên của dân tộc Va Cli-tô sáng tạo; có người nói là do tổ tiên của dân tộc Va An Mộc Quái phát hiện có tiếng "thùng thùng" khi gõ cây rỗng ruột, rồi bèn dùng cây chế tạo thành công cụ tập trung mọi người lên núi đi săn bắn, thu lượm, và dẫn dắt mọi người ca hát và nhảy múa quanh lửa trại, xua đuổi thú rừng; có người nói trống gỗ là do thiên thần "Mạc Vĩ" mang lại. Thường ngày thiên thần ở trên trời, chỉ có khi đánh trống gỗ, thiên thần mới xuống trần gian bảo hộ người dân, và cùng chia sẻ niềm vui với người dân.

    Mặc dù cách nói khác nhau, nhưng có một điều giống nhau, đó là trống gỗ là thần khí thiêng liêng trao đổi với ông trời, là tín hiệu quân sự thống nhất, là nhạc cụ vui chơi giải trí. Khi xây dựng bản làng, mỗi bản làng dân tộc Va nhất thiết phải xây dựng nhà cất giữ trống gỗ, và xếp một đôi trống gỗ, trong đó có một trống cái và một trống đực, người cùng gia tộc cư trú ở bên cạnh nhà cất giữ trống gỗ. Ông Lý Hướng Vinh, chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân tộc Va, Phó Giáo sư Ủy ban chỉ đạo ngôn ngữ dân tộc tỉnh Vân Nam cho biết:

    "Tác dụng của trống gỗ, một là dùng vào lễ tế, cầu mong trống gỗ bảo hộ bản làng bình an, mùa màng bội thu, người và súc vật đều hưng thịnh; hai là dùng để thông báo tình trạng báo động, nếu bản làng xẩy ra các sự kiện khẩn cấp như hoả hoạn hoặc bị ngoại xâm, đánh trống gỗ, triệu tập bà con ứng phó tình trạng khẩn cấp, bảo vệ lợi ích của bản làng; ba là dùng trong hoạt động ca múa, vui chơi giải trí."

    Ban đầu, trống gỗ của dân tộc Va dùng để phục vụ cho việc sinh tồn và sinh sôi nảy nở của phạm vi gia đình, cuối cùng phát triển thành phục vụ cho việc sinh tồn và sinh sôi nảy nở của cả bộ tộc. Đánh trống gỗ, cầu mong tốt lành, bình an, đã dần dần diễn biến trở thành Lễ hội Trống gỗ. Lễ hội Trống gỗ hiện nay đã trở thành thể tải quan trọng để kế thừa và tôn vinh văn hóa dân tộc Va ở khu vực Ngõa Sơn huyện Tây Minh, có thể nói, văn hóa trống gỗ đã trở thành đặc trưng quan trọng của văn hóa dân tộc Va.

    Năm nay, hoạt động Lễ hội Trống gỗ huyện Tây Minh diễn ra ở bên cạnh đầm Mãnh Thoa Long gần huyện mới, lễ đánh trống gỗ diễn ra tại đường hình tròn gần hội trường.

    10 giờ sáng, với đám người quây quần, chủ tế "Ba-chai" Nham Thông đến đứng ở đằng trước đội ngũ kéo trống gỗ, vừa nhảy múa vừa đọc lời tế bằng tiếng dân tộc Va. Sau khi đọc xong lời tế, ông Nham Thông tay trái cầm roi đuôi bò, tay phải bưng mẹt trên có gạo, trà và chuột khô, vừa đi vừa đọc lời cầu phúc bằng tiếng dân tộc Va.

    Đâm bò là một nội dung không thể thiếu được khi dân tộc Va tổ chức lễ tôn giáo truyền thống, là một hình thức biểu hiện về tô tem tôn giáo. Mỗi khi tổ chức hoạt động ngày lễ và tôn giáo, dân tộc Va đều tổ chức hoạt động đâm bò. Khi tổ chức lễ đâm bò, "Ba-chai" Nham Thông vừa đọc thần chú, vừa vẩy rượu trên lưng bò, rồi mời rượu người sẽ đâm bò, và cho biết hoạt động đâm bò bắt đầu.

    Dân tộc Va tôn sùng thiên nhiên, cho rằng vạn vật đều có linh hồn. Đối với con bò được chọn dùng để cúng tế, họ cũng rất tôn kính. Sau khi kết thúc hoạt động đâm bò, đầu bò trước tiên được 4 chàng trai mạnh khỏe dân tộc Va khiêng lên và đi đằng trước đội ngũ, dưới sự dẫn dắt của Ba-chai, đến nhà cất giữ trống gỗ cúng tế trống gỗ, rồi khiêng đến "Long-mô-ya"—nơi linh thiêng tập trung các thần linh của dân tộc Va, tổ chức hoạt động lễ tế cuối cùng ở đó. Sau đó là bà con dân tộc Va vừa hát vừa múa suốt 3 ngày 3 đêm theo tiếng đánh trống gỗ "tùng tùng".

    Chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân tộc Va tỉnh Vân Nam Lý Hướng Vinh nói:

    "Con bò là linh vật của dân tộc Va, hoạt động đâm bò là việc rất thiêng liêng. Cho nên, con bò được Ba-chai mất nhiều công phu lựa chọn rất tốt lành, sẽ mang lại bình an và vận may cho mọi người. Vì vậy, đầu bò phải được cúng thờ mãi mãi, như vậy là để bày tỏ lòng tôn sùng tối cao đối với thần, cũng là cõi đi về vĩnh hằng của con bò này, đồng thời cũng gửi gắm sự tri ân và tế lễ trang nghiêm của người dân tộc Va đối với con bò."

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>