Hoa: Xin chào quý vị và các bạn, Duy Hoa hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hóa".
Thanh: Nguyễn Thanh xin chào quý vị và các bạn.
Hoa: Thưa các bạn, các trường đại học và cao đẳng Trung Quốc sắp khai giảng, nhiều học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ bước vào giảng đường mới.
Thanh: Học sinh chịu khó học tập 12 năm, nếu thi đỗ vào trường đại học lý tưởng trong nước, chắc là chuyện rất đáng vui mừng.
Hoa: Nhưng, ngày càng nhiều phụ huynh Trung Quốc lựa chọn đưa con đi lưu học ở nước ngoài, học sinh trung học phổ thông bắt đầu trở thành chủ lực trong đội ngũ lưu học sinh của Trung Quốc.
Thanh: Trong tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, Nguyễn Thanh và Duy Hoa xin giới thiệu với các bạn về tình hình này.
Hoa: Trong thời gian trước và sau kỳ thi đại học Trung Quốc tháng 6 năm nay, nhiều phương tiện truyền thông đưa tin cho biết, ở nhiều nơi Trung Quốc gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, tỉnh Liêu Ninh v.v, những học sinh trung học phổ thông, nhất là những học sinh giỏi của trường học nổi tiếng bỏ tham gia kỳ thi đại học, số người chuẩn bị lưu học tăng mạnh, ở một số trường học nổi tiếng, thậm chí xuất hiện tình hình học sinh cả lớp đăng ký tham gia lớp đào tạo chuẩn bị cho "kỳ thi đại học của nước ngoài".
Thanh: Tân Hoa xã đưa tin cho biết, trường Trung học phổ thông Hàng Châu tỉnh Chiết Giang là một trung học phổ thông trọng điểm cấp tỉnh xếp ở 3 vị trí đầu bảng xếp hạng các trường trung học của thành phố Hàng Châu, những năm qua, ngày càng nhiều học sinh của trường trung học nổi tiếng địa phương này lựa chọn đi lưu học ở nước ngoài.
Hoa: Một giáo viên của trường Trung học 2 Hàng Châu cho biết, không chỉ riêng trường Trung học phổ thông Hàng Châu, trong 8 trường trung học phổ thông trọng điểm cấp tỉnh ở Hàng Châu, năm nay ít nhất có hơn 1000 học sinh lựa chọn đi lưu học ở nước ngoài.
Thanh: Trong những học sinh lựa chọn đi nước ngoài lưu học này, phần lớn là học sinh lớp 11 và lớp 12. Chỉ riêng trường Trung học phổ thông 2 Hàng Châu, năm nay có 215 học sinh làm thủ tục xin lưu học ở nước ngoài.
Hoa: Còn ở 4 trường trung học nổi tiếng của Thượng Hải, mỗi năm có khoảng 20% học sinh lựa chọn không tham gia kỳ thi đại học, trực tiếp đăng ký lưu học ở nước ngoài, nhiều học sinh có năng khiếu học giỏi, thành tích xuất sắc trở thành đối tượng giành giật nhân tài của các trường đại học nước ngoài, năm nay, tỷ lệ này còn cao hơn.
Thanh: Không chỉ riêng ở thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải mới có hiện tượng này, ở thành phố Thẩm Dương miền đông-bắc Trung Quốc cũng không ngoại lệ. Giáo viên chủ nhiệm lớp tiếng Anh của trường Trung học Dục Tài, Đông Bắc, Thẩm Dương cho biết, trong lớp có 36 học sinh, đã có 16 học sinh xác định đi lưu học ở nước ngoài.
Hoa: Số liệu đến từ công ty dịch vụ tư vấn thông tin Hanterry Thẩm Dương cho thấy, năm nay cả thảy có 387 học sinh trung học phổ thông thông qua công ty này làm thủ tục đi lưu học ở nước ngoài, số lượng này tăng 16,5% so với năm ngoái.
Thanh: Năm nay, "cơn sốt lưu học" dấy lên ở Trung Quốc có những đặc điểm mới. Đặc điểm thứ nhất là, số học sinh giỏi đi lưu học ở nước ngoài gia tăng. Người phụ trách văn phòng tuyển sinh của trường Đại học Phục Đán Thượng Hải cho biết, trước kia, trong học sinh trung học phổ thông đi lưu học ở nước ngoài, phần lớn là học sinh thành tích không xuất sắc, chủ yếu sang học ở các trường đại học hạng 2, hạng 3 của nước ngoài, mục đích là "mạ vàng", lấy tiếng.
Hoa: Nhưng, năm nay phần lớn học sinh trung học phổ thông cuốn vào "cơn sốt lưu học" là học sinh giỏi, đều đăng ký học ở các trường đại học hạng nhất nổi tiếng của nước ngoài.
Thanh: Đặc điểm thứ 2 là giai đoạn lưu học sớm hơn. Phó Giám đốc trường Trung học thuộc Đại học Sư Phạm Thủ đô Lương Vũ Học cho biết, trước kia chủ yếu là sinh viên tốt nghiệp đại học đi lưu học ở nước ngoài, mục đích là học chương trình sau đại học hoặc chương trình cử nhân khác; nhưng, hiện nay chủ yếu là học sinh trung học phổ thông đi lưu học ở nước ngoài, mục đích là học chương trình cử nhân của nước ngoài.
Hoa: Đặc điểm thứ 3 là tỷ lệ lưu học sinh đến từ gia đình làm công ăn lương tăng thêm. Theo con số thống kê chưa đầy đủ, trong số các học sinh dự định đi lưu học ở nước ngoài, có khoảng 1/3 học sinh đến từ gia đình làm công ăn lương, điều này khác với tình hình trước kia phần lớn lưu học sinh đến từ gia đình giàu có.
Thanh: Theo số liệu của Bộ Giáo dục Trung Quốc, năm 2009 số học sinh từ bỏ kỳ thi đại học của Trung Quốc là 840 nghìn người. Đến năm 2010, con số này lên tới xấp xỉ 1 triệu người, trong đó, ít nhất có 200 nghìn học sinh bỏ thi đại học vì quyết định đi nước ngoài lưu học.
Hoa: Theo số liệu nói trên, đúng là đã xuất hiện xu thế gia tăng số học sinh trung học phổ thông đi lưu học ở nước ngoài. Thế thì tại sao hiện này có nhiều học sinh giỏi của trường trung học nổi tiếng lại bỏ cơ hội học ở trường đại học nổi tiếng trong nước, kiên quyết ra nước ngoài lưu học? Đây là một vấn đề đáng suy nghĩ.
Thanh: Học sinh Bắc Kinh tên là Vương Đông năm nay được trường Đại học Princeton Mỹ tuyển vào. Em Vương Đông cho biết, em quyết định đi lưu học không phải vì muốn trốn tránh thi đại học, cũng không phải vì sợ thi đại học. Em Đông từng xem bài thi đại học mấy năm trước, cảm thấy phần lớn là kiến thức sách vở, còn nội dung mang tính đổi mới sáng tạo liên quan tới cuộc sống thực tế lại rất ít. Bên cạnh đó, trường đại học hàng đầu nước ngoài có quan niệm giáo dục đa dạng, thí sinh có thể lựa chọn môn thi, một năm còn có thể thi nhiều lần.
Hoa: Ngoài quan niệm giáo dục đa dạng ra, nhiều cơ hội thực tiễn cũng là một nguyên nhân thu hút học sinh Trung Quốc quyết định đi lưu học ở nước ngoài. Chẳng hạn, em Hà Y Chinh là học sinh lớp 12 của trường Trung học Dục Tài, Đông Bắc, Thẩm Dương, em Chinh năm nay thi đỗ vào một học viện công trình, em cho biết học viện yêu cầu sinh viên năm thứ 4 phải dùng thời gian 1 năm thiết kế một dự án công trình, học viện bố trí giáo viên chuyên trách chỉ đạo sinh viên, còn cung cấp tài nguyên xã hội phong phú, những điều này khác với tình hình đa số thời gian học ở lớp của các trường đại học trong nước.
Thanh: Ngoài ra, trường đại học nước ngoài thi đỗ dễ, tốt nghiệp khó, khảo sát sinh viên toàn diện hơn và nghiêm ngặt hơn, điều này cũng được nhiều học sinh Trung Quốc đánh giá cao.
Hoa: Em Hà Y Chinh nói, tuy sinh viên nước ngoài cũng ham chơi, nhưng có sức ép học tập lớn, phát biểu trong giờ học và kết quả thi ngày thường đều tính vào thành tích chung, rất ít xuất hiện hiện tượng sinh viên chỉ cần ôn bài trước khi thi là được điểm cao.
Thanh: Nước ngoài có nhiều trường đại học nổi tiếng, muốn thi đỗ cũng dễ hơn thi trường đại học nổi tiếng trong nước, đây cũng là một nguyên nhân quan trọng thu hút nhiều học sinh bỏ thi đại học trong nước, đi nước ngoài lưu học.
Hoa: Vâng, ông Ngô Quần, Tổng Giám đốc Công ty dịch vụ tư vấn thông tin Hanterry Thẩm Dương cũng có nhận xét như trên. Ông nói, kỳ thi đại học trong nước là "thiên quân vạn mã qua cầu độc mộc", muốn thi đỗ trường Đại học Thanh Hoa, trường Đại học Bắc Kinh rất khó, nhưng nước ngoài có nhiều trường đại học nổi tiếng, thí sinh chỉ cần tham gia thi TOEFL, IELTS, có nhiều cơ hội thi, kết quả có thể bảo lưu trong 2 năm, thí sinh có thể lấy điểm cao nhất của mình để đăng ký trường đại học, thi đỗ dễ hơn.
Thanh: Ngoài ra, còn có một số học sinh và phụ huynh cho rằng, từng trải lưu học ở nước ngoài sẽ tăng cường sức cạnh tranh tìm việc làm trong tương lai.
Hoa: Em Hà Y Chinh cho biết, em từng tham gia giải thưởng khoa học và công trình học quốc tế, cảm nhận sâu sắc sự khác biệt về phương thức tư duy giữa học sinh trong nước và học sinh Mỹ, theo em Chinh, học sinh Mỹ chú trọng đổi mới sáng tạo, chú trọng phát triển bền vững đề tài đã chọn.
Thanh: Một số học sinh giỏi cũng có cảm nhận như em Chinh, họ tin rằng, ra nước ngoài học phương thức tư duy tiên tiến và thái độ cư xử, sẽ khiến họ có ưu thế hơn khi tìm việc làm trong tương lai.
Hoa: Theo Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục toàn diện tỉnh Chiết Giang Vương Hiểu Yến, học sinh trung học dần dần trở thành chủ lực trong đội ngũ lưu học sinh, đằng sau có nhiều nguyên nhân. Trong đó vừa có bối cảnh toàn cầu giành giật nguồn học sinh, vừa có nhân tố phụ huynh của gia đình con một mong con cái nhận được giáo dục chất lượng cao hơn, nhưng nguyên nhân quan trọng hơn có lẽ là phụ huynh không hài lòng, không tin ở chất lượng giảng dạy của trường đại học trong nước.
Thanh: Về điều này, cũng có người có quan điểm khác. Một quan chức Sở Giáo dục Hàng Châu cho rằng, cơn sốt lưu học hiện nay đã không phải là thời đại lưu học của thành phần tinh túy, ưu tú trước kia, mà là thời đại lưu học của người bình thường. Vì cảm thấy sức ép lớn trước kỳ thi đại học, không có triển vọng thi đỗ đại học, nhiều học sinh buộc phải lựa chọn ra nước ngoài lưu học.
Hoa: Đối với hiện tượng những học sinh trung học bỏ thi đại học trong nước, ra nước ngoài lưu học, một số chuyên gia cho rằng, cần phải có cách nhìn bao dung hơn.
Thanh: Vì những năm qua Trung Quốc thường đưa ra biện pháp cải cách giáo dục, nhưng chế độ "tương lai của thí sinh bị quyết định bởi kết quả thi đại học một lần" vẫn chưa được thay đổi nhiều. Học sinh lựa chọn đi lưu học ở nước ngoài để tiếp nhận kiến thức giáo dục và quan niệm sáng tạo tiên tiến hơn, học xong về nước đóng góp cho tổ quốc, đây cũng là một chuyện tốt.
Hoa: Trên đây, Duy Hoa và Nguyễn Thanh đã giới thiệu với các bạn hiện tượng và nguyên nhân nhiều học sinh trung học Trung Quốc bỏ thi đại học trong nước, đi lưu học ở nước ngoài. Trước khi tiếp tục thảo luận về vấn đề này, Duy Hoa và Nguyễn Thanh mời các bạn nghe một bài hát vườn trường Trung Quốc "Thanh xuân vô hối".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |