• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Cuộc sống tái định cư của nhà cụ Mã

    2011-08-15 17:17:54     CRIonline
    Gia đình cụ Mã Đình Phúc theo đạo Hồi sống ở Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ miền Tây Trung Quốc, năm nay, nhà cụ đã tái định cư tròn 10 năm. Trong 10 năm qua, cụ và bà con trong thôn đã biến sa mạc thành đồng ruộng, sống cuộc sống sung túc khá giả. Tuy sống ở vùng nông thôn, nhưng mức sống của họ khiến dân thành phố cũng phải thèm thuồng.

    Cụ Mã Đình Phúc năm nay 74 tuổi, có 5 người con trai và hơn 10 cháu nội. Trong các cháu của cụ, có người làm vận tải hàng hoá, do thường xuyên ra bắc vào nam, họ không những có thể mang những hoa quả và đặc sản của các tỉnh khác về cho ông bà nội, mà còn có thể kể những câu truyện thú vị của thế giới bên ngoài cho ông bà nội nghe.

    Ra khỏi cửa là có xe buýt, không cần ra khỏi nhà cũng có thể tìm hiểu thế giới bên ngoài, thưởng thức nhiều loại hoa quả nhiệt đới... tuy nhà cụ Mã cách thành phố Ngân Xuyên, Thủ phủ Khu tự trị Ninh Hạ 127 ki-lô-mét, nhưng cuộc sống của nhà cụ chẳng khác gì dân thành phố. Trước đó, nhà cụ sống ở một vùng núi xa xôi hẻo lánh của Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, ở đấy thời tiết hạn hán ít mưa, không những gặp khó khăn về sử dụng nước sạch, điều kiện đời sống cũng rất khó khăn. Cách đây 10 năm, nhà cụ dọn đến khu phát triển Hồng Tự Bảo, lúc đó ở đấy dân còn thưa thớt, không ai làm ruộng, nhưng được cái là giao thông thuận tiện, hơn nữa công trình thủy lợi do Nhà nước xây dựng ở vùng lân cận có thể dẫn nước sông Hoàng Hà tưới đồng ruộng, đã giải quyết vấn đề sử dụng nước cho đồng ruộng.

    "Lúc mới dọn đến đây người rất thưa thớt, nhưng đã đầy đủ hệ thống nước, điện; đường sá cũng có sẵn rồi, có thể làm vận tải hàng hóa; nhà trường cũng xây xong rồi, có thể đi học ngay được; đi đền Hồi cũng rất tiện. Tôi đi thường xuyên ."

    Khu Hồng Tự Bảo là một khu phát triển xóa đói giảm nghèo tái định cư sinh thái do Chính phủ Trung ương đầu tư xây dựng. Trong 10 năm qua, lần lượt có 200 nghìn nông dân sinh sống ở khu vực hạn hán dọn đến đây định cư, trong đó số người Hồi chiếm 57%. Hiện nay, nơi đây đã trở thành ốc đảo có đồng ruộng chằng chịt, xanh mượt, phóng tầm mắt có thể nhìn thấy những ngôi nhà gạch xây thành hàng ngay ngắn, đồng ruộng, vườn quả và rừng cây. Mặc dù năm ngoái nơi đây đã gặp nạn hạn hán nghiêm trọng 50 năm mới có một lần, nhưng sản lượng lương thực vẫn thực hiện bội thu. Về việc này, ông Mã Anh Thành 50 tuổi, con út của cụ Mã có nhiều cảm xúc.

    "Chính quyền trợ cấp trực tiếp cho trồng lương thực, trợ cấp cho mua phân hoá học, trợ cấp khu vực khó khăn, còn có bảo đảm mức sống tối thiểu. Các loại trợ cấp cộng lại là con số khá cao. "

    Ngoài sản xuất lương thực ra, nhà cụ Mã còn trồng cây ăn quả. Mô hình nuôi trồng tổng hợp, cộng với làm nghề vận tải cá thể, xuất khẩu lao động vv mới phát triển trong những năm gần đây, khiến thu nhập ròng bình quân đầu người 10 năm nay của Hồng Tự Bảo đã tăng gấp 6 lần. Ông Mã Anh Thành là một trong những điển hình về "tăng thu nhập". Con trai hiếu thảo giỏi giang này đã xây 4 gian nhà gạch và ở chung với bố mẹ, nhà có xe công trình, xe tải, xe con và xe máy; không những thế, ông còn hai lần đưa bố mẹ đi Méc-ca, thành địa đạo Hồi hành hương, thực hiện ước nguyện của hai cụ thân sinh.

    Ông Mã Anh Thành từng có một dạo lo lắng về tiền khám chữa bệnh đắt đỏ của bố mẹ, dốc sức kiếm tiền và dành dụm, nhưng ông đã không còn lo lắng về mặt này bởi năm ngoái mẹ mắc bệnh viêm loét dạ dày, không những điều trị thuận lợi, tốn kém cũng không nhiều. Trong quá trình điều trị, tiền viện phí của mẹ là 3800 nhân dân tệ, nhưng các loại trợ cấp của Nhà nước đã lên đến 3200 nhân dân tệ, nhà ông chỉ cần bỏ ra hơn 600 nhân dân tệ. Cụ Mã Đình Phúc nói, những trợ cấp này đều đến từ chế độ y tế hợp tác nông thôn kiểu mới và chính sách đảm bảo mức sống tối thiểu của Nhà nước.

    "Chúng tôi đã tham gia chế độ y tế hợp tác nông thôn kiểu mới, mỗi người (trên 70 tuổi) một năm chỉ cần đóng 10 tệ, khi ốm đau đi khám chữa bệnh được thanh toán một phần. Thứ hai là chúng ta đều đã tham gia đảm bảo mức sống tối thiểu, cũng được trợ cấp một phần. Nói chung là nông dân được hưởng rất nhiều lợi."

    Sự lo lắng về khám chữa bệnh đã tiêu tan, năm ngoái nhà còn có một tin vui khiến cụ Mã Đình Phúc vui mừng khôn xiết – cháu út Mã Phong đã thi đỗ Đại học Địa chất Trung Quốc với thành tích xuất sắc.

    Anh sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành khoa học vật liệu và công trình này từ nhỏ đã học giỏi. 10 năm qua, anh Mã Phong đã chứng kiến những đổi thay của quê hương, trong đó sự thay đổi của nhà trường khiến anh cảm nhận sâu sắc nhất.

    "Lúc ấy tôi mới học lớp 4, trường chỉ có 3 thầy cô giáo và hơn 90 học sinh, trường phải mời vài học sinh cấp ba đến trường dạy học. Bây giờ trường đã có hơn 20 thầy cô giáo và hơn 400 học sinh."

    Anh Mã Phong nói, trường tiểu học mà anh theo học trước đây hiện nay không những đã nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên và cơ sở thiết bị nhà trường, mà còn tăng thêm phòng học đa phương tiện để học sinh có thể học địa lý và tiếng anh qua phim giáo trình. Không những thế, các thầy cô giáo ưu tú của trường tiểu học thành phố còn thay phiên nhau đến trường này dạy học- Chính quyền địa phương mong trình độ giáo dục thành thị và nông thôn có thể cân bằng và phát triển như nhau.

    Điều khiến anh Mã Phong khó quên nhất là cuộc sống thời cấp ba. Lúc ấy anh học ở Trung học Lục Bàn Sơn, trường trung học phổ thông tốt nhất của Ninh Hạ. Ở đấy, anh không những đã được hưởng niềm vui học tập, mà còn đích thân được hưởng chính sách ưu đãi học sinh dân tộc thiểu số và học sinh vùng miền núi.

    "Ở trường trung học cấp cao Lục Bàn Sơn, học sinh nông thôn được trợ cấp 75 nhân dân tệ mỗi tháng, không cần đóng học phí và lệ phí ở ký túc xá, tiền điện, nước cũng không cần đóng, chúng tôi đã thật sự được hưởng chính sách ưu đãi."

    Trường đại học Địa chất Trung Quốc mà Mã Phong đang theo học nằm ở thành phố Vũ Hán miền Trung Trung Quốc, đối với con em đến từ vùng nông thôn mà nói, thành phố có sức quyến rũ kỳ lạ đối với họ. Nhưng anh Mã Phong vui tính lại luôn nhớ về quê hương, nhớ về bà con cần cù nhẫn nại, nhớ về ông bà nội. Từ tận đáy lòng anh, quê hương, dân tộc, người thân của mình luôn là niềm kiêu hãnh lớn nhất, cũng luôn là chỗ dựa tinh thần vững mạnh nhất.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>