Sang-mo trong tiếng Tạng có nghĩa là "ruộng đất phì nhiêu" . Trước khi làng Sang-mo phát triển du lịch phong tục tập quán dân tộc năm 2002, làng không những có ruộng đất phì nhiêu, còn có tài nguyên văn hoá độc đáo như: kịch Tạng, dân ca, cũng như điệu múa dân tộc Tạng, nhưng lâu nay, trong làng không ai nhận thức được những tài nguyên văn hóa dân tộc này có thể mang lại lợi ích kinh tế. Chủ nhiệm Ủy ban dân làng Sang-mo Tu-đain nói:
"Dân làng chúng tôi hay hát, làm việc gì cũng đều có bài hát liên quan tới công việc, chẳng hạn như làm nhà, trồng ruộng, chăn nuôi vv đều có bài hát. Nhưng mấy chục năm qua, bà con sống trên vùng đất này lại không ai nghĩ đến việc hát, múa cũng có thể mang lại lợi ích kinh tế."
Cùng với việc không ngừng mở cửa đối ngoại của Tây Tạng, người dân làng Sang-mo bắt đầu phát triển nông nghiệp ngoại ô. Năm 2002, thu nhập bình quân đầu người lên tới 2500 nhân dân tệ, cao hơn 430 nhân dân tệ so với thu nhập bình quân đầu người của nông dân và người dân chăn nuôi Tây Tạng cùng năm. Một công ty du lịch của La-sa cũng hướng con mắt đầu tư vào làng Sang-mo, trưởng làng Ba-đrô lúc bấy giờ nói.
"Năm 2002, một giám đốc họ Giản đến làng chúng tôi khảo sát và bày tỏ muốn hợp tác với chúng tôi, thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch phong tục tập quán dân tộc Sang-mo. Ủy ban dân làng nghiên cứu cho rằng, đây là việc tốt, có lợi cho tăng thu nhập của bà con, sau đó áp dụng một số chính sách ưu đãi, miễn tiền thuê đất trong những năm đầu."
Ông Ba-đrô nói, lúc ấy công ty du lịch đối với mọi người còn rất mới lạ, hồi đầu chỉ có 30 thanh niên trong làng ký tên tham gia. Sau khi thành lập công ty du lịch, làng Sang-mo năm ấy đã đón hơn 2600 du khách trong và ngoài nước. Sau đó, số du khách tăng lên từng năm, đến năm 2007, du khách lên tới hơn 30 nghìn người. Thu nhập tháng của bà con trong làng cũng từ 300 đồng lên tới 800 đồng nhân dân tệ.
Khi thấy làm du lịch không phải rời khỏi ruộng đất, cũng không phải rời khỏi quê hương, vừa có thể làm việc nông, vừa có thể tăng thu nhập, 70 hộ gia đình trong làng đều tham gia vào làm du lịch, một số hộ cung cấp ruộng đất, một số hộ mở nhà nghỉ gia đình, một số gia đình phục vụ du khách hát múa dân tộc. Nhiệt tình, hiếu khách của bà con dân tộc Tạng đã để lại ấn tượng sâu sắc cho du khách đến thăm. Anh Lý Tiên đánh giá:
"Lần đầu tiên đến Tây Tạng, tôi tưởng tượng Tây Tạng là một vùng đất nghèo nàn, lạc hậu, phong kiến, nhưng thực tế không phải như vậy. Người dân tộc Tây Tạng hát hay múa giỏi, sống cuộc sống yên vui, từ đó tôi hiểu biết về một Tây Tạng thật sự."
Người dân trong làng Sang-đrô Ten-zin Kun-ga 70 tuổi nói, quá trình tham gia dịch vụ du lịch, cũng là quá trình mọi người tiếp xúc với thế giới bên ngoài, không ngừng thay đổi quan niệm, phương thức sinh sống, không ngừng cởi mở. Ông nói:
"Sau khi có du khách đến thăm làng, trong nhà mọi người không những sạch hơn, an toàn hơn, làng cũng rất sạch, mọi người tiếp xúc với người khác cũng tự nhiên hơn nhiều."
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |