• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Phụ nữ dân tộc Lê với thổ cẩm hoa văn tinh tế và màu sắc hấp dẫn

    2011-04-04 17:52:42     CRIonline

    Phụ nữ dân tộc Lê với thổ cẩm hoa văn tinh tế và màu sắc hấp dẫn

    Dân tộc Lê là dân tộc thiểu số với số dân đông nhất trong dân số tỉnh Hải Nam, cũng như đa số dân tộc thiểu số Trung Quốc khác, dân tộc Lê cũng có phong tục và văn hóa độc đáo của mình, trong đó thổ cẩm dân tộc Lê với hoa văn tinh tế và màu sắc hấp dẫn chính là đồ thổ công mỹ nghệ quý báu được sáng tạo bởi đôi bàn tay khéo léo của phụ nữ dân tộc Lê.

    Mỗi lần có khách đến thăm nhà là cô gái dân tộc Lê sẽ mặc váy ống đẹp đẽ, cất tiếng hát để đón chào khách quý. Váy ống với hoa văn sặc sỡ chính là sản phẩm được may bằng thổ cẩm do các cô gái tự tay dệt lấy. Thổ cẩm dân tộc Lê là loại vải đặc sắc được dệt bằng lớp nhung bông được lấy từ quả cây gạo, là đồ dệt bông sớm nhất Trung Quốc, được tôn là "hoá thạch sống" trong lịch sử dệt may Trung Quốc. Phụ nữ dân tộc Lê thường sử dụng chiếc máy dệt đơn sơ, căn cứ vào những hoa văn như đường thẳng, hình bình hành, hình tam giác vv để dệt nên những thổ cẩm phong cách khác nhau.

    Chị Vương Tuyết Băng 32 tuổi, ở làng Tạp Na thị trấn Xung Sơn thành phố Ngũ Chỉ Sơn tỉnh Hải Nam, chị bắt đầu học dệt thổ cẩm từ lúc hơn mười tuổi, hiện nay đã là thợ dệt nổi tiếng trong làng.

    Bước vào phòng khách của nhà chị Vương Tuyết Băng, đập vào mắt trước tiên là một bức thổ cẩm treo trên tường với hoa văn tinh tế, màu sắc hài hòa, nhân vật sống động. Ở một góc nhà, xếp ngay ngắn những dây bông màu sắc khác nhau và một chiếc váy ống đang dệt dở dang. Chi ̣Vương Tuyết Băng nói, chị đã bị công nghệ dệt thổ cẩm cuốn hút từ khi còn nhỏ, chị đã học biết cách dệt thổ cẩm từ mẹ và người thân khác.

    "Lúc tôi 10 tuổi, tôi thấy người ta dệt thổ cẩm, rồi tôi nhờ người lớn xe chỉ hộ tôi, hướng dẫn tôi dệt thổ cẩm. Vì tôi rất thích, cho nên chỉ học một tuần là biết dệt."

    Người như chị Vương Tuyết Băng chỉ tiếp xúc một tuần đã biết dệt thổ cẩm không nhiều, đa số vẫn phải học từng bước một, tuần tự tiệm tiến khoảng 1 tháng mới thật sự nắm được cách dệt thổ cẩm. Bởi vì dệt thổ cẩm là một công việc mệt nhọc, lúc sử dụng máy dệt, người dệt phải ngồi trên nền đất, hai chân duỗi thẳng đạp lên một thanh gỗ nằm ngang để căng mặt sợi trên khung dệt, khi dệt người thợ dùng chân và lưng của mình căng giàn sợi, một tay giật go, một tay giật thoi, như vậy mặt vải mới đều, đẹp.

    Chị Vương Tuyết Băng nói, chị thường dệt thổ cẩm vào những lúc nhàn dỗi. Cũng như chị Vương Tuyết Băng, rất nhiều phụ nữ dân tộc Lê cũng ở nhà dệt thổ cẩm trong mùa nông nhàn, một mặt là vì yêu thích, mặt khác là cũng có thể đem đi bán để kiếm tiền cải thiện cuộc sống. Họ có thể ở nhà dệt thổ cẩm theo đơn đặt hàng của những công ty, cũng có thể trực tiếp đến công ty dệt thổ cẩm.

    Công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển văn hoá phường thổ cẩm Lê Ngũ Chỉ Sơn là một trong những công ty thu mua thổ cẩm Lê của khu vực này. Công ty đã thành lập những cơ sở dệt thổ cẩm, tập trung những phụ nữ biết dệt thổ cẩm đến công ty, hàng ngày dệt theo giờ, trả lương theo sản phẩm. Bà Lư Tiểu Tuệ, giám đốc cơ sở công ty nói, nông dân mỗi ngày dệt 4 tiếng thì có thể thu nhập khoảng 1000 nhân dân tệ/một tháng, hơn nữa họ không phải lo lắng không có du khách đến làng mua thổ cẩm, bởi vì công ty hoàn toàn có thể giúp họ bán sản phẩm đi khắp nơi trên thế giới.

    Chi Lý Xuân Anh là một trong những nhân viên dệt thổ cẩm của công ty, hàng ngày chị làm việc ở công ty từ 7 giờ sáng cho đến 6 giờ tối. Chị nói, chị thích dệt thổ cẩm cùng những chị em khác, như vậy vui hơn ở nhà dệt một mình.

    "Theo đơn đặt hàng của khách hàng, họ cần những hoa văn gì thì chúng tôi dệt theo hoa văn ấy. Các chị em phụ nữ dệt cùng nhau, vừa hát vừa dệt, rất vui."

    Được biết, do người biết sử dụng những máy dệt cổ này ngày càng ít, thổ cẩm Lê cũng ngày một ít trên thị trường. Hai năm trước, công nghệ dệt, nhuộm, thêu truyền thống dân tộc Lê Hải Nam được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp nhà nước đợt đầu của Trung Quốc, việc kế thừa và phát triển của công nghệ dệt dân tộc Lê cũng ngày càng được coi trọng. Ở thành phố Ngũ Chỉ Sơn, cụ bà hơn 80 tuổi vẫn lưu luyến với nghề này, hàng ngày vẫn giữ thói quen dệt thổ cẩm vài tiếng đồng hồ, còn người biết dệt thổ cẩm trẻ nhất ở đây mới lên 6 tuổi.

    Trong khi kế thừa công nghệ dệt thổ cẩm dân tộc Lê cũng có thể giúp đỡ nông dân xóa đói giảm nghèo. Bà Hoàng Tuyết Mai, chủ nhiệm văn phòng xóa đói giảm nghèo thành phố Ngũ Chỉ Sơn nói, thành phố này đã thành lập trường tập huấn kỹ năng nông dân cách đây 4 năm, công nghệ dệt thổ cẩm dân tộc Lê là một trong những nội dung tập huấn.

    "Tập huấn tay nghề dệt thổ cẩm dân tộc Lê là để kế thừa văn hóa dân tộc, trong khi đó, chúng tôi cũng rất coi trọng công tác tăng thu nhập cho nông dân, mang lại nhiều lợi ích cho nông dân."

    Bà Hoàng Tuyết Mai nói, chính quyền địa phương còn tiến hành điều tra thị trường, mời chuyên gia giúp cải tạo những công nghệ dệt truyền thống, nâng cao hiệu suất dệt của nông dân. Rất nhiều phụ nữ dân tộc Lê đều mong muốn công nghệ dệt thổ cẩm dân tộc Lê có thể kế thừa từ đời này sang đời khác, trở thành tài sản văn hóa quý báu của Trung Quốc.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>