![]() |
|
![]() |
![]() |
Hoa: Trong phần cuối tiết mục hôm nay, Duy Hoa và Lệ Quyên sẽ giới thiệu với các bạn phim "Tương ái" (Eternal Moment), một bộ phim lãng mạn công chiếu ở Trung Quốc thời gian gần đây, bộ phim này nhận được sự đánh giá cao của nhiều khán giả.
Nghĩa: Sau đây, chúng ta hãy bắt đầu tiết mục hôm nay.
Nghĩa: Trước khi bắt đầu thảo luận vấn đề đổi mới hình thức văn hóa khi giới thiệu văn hóa Trung Quốc ra nước ngoài, chúng ta hãy cùng làm quen một du khách ba lô phương Tây. Mới đây, du khách ba lô Zack Wilson, một chàng trai 27 tuổi đến từ Niu-oóc đã du lịch ở nhiều nơi Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Vân Nam v.v.
Hoa: Anh Zack làm nghề tự do, thường du ngoạn thế giới, thu tập tài liệu ảnh cho phương tiện truyền thông. Khi nói đến sự hiểu biết đối với nhân vật tiêu biểu Trung Quốc—Khổng Tử, anh Zack cho biết anh biết những quan điểm cơ bản của Nho Giáo như "Hoà vi quý", "Hoà nhi bất đồng".
Nghĩa: Tuy vậy, nhưng anh Zack vẫn thừa nhận anh hiểu biết chưa nhiều về Khổng Tử.
Hoa: Chuyến thăm Trung Quốc khiến anh Zack cảm thấy tăng thêm nhiều kiến thức. Trước kia, anh chủ yếu thông qua phương tiện truyền thông phương Tây để tìm hiểu Trung Quốc.
Nghĩa: Nhưng, phương tiện truyền thông phương Tây thường gắn Trung Quốc với những vấn đề kinh tế và chính trị, còn văn hóa Trung Quốc rất ít được quan tâm.
Hoa: Về tình hình này, tại hai kỳ họp vừa bế mạc mới đây, Đại biểu Quốc hội Trung Quốc, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Lý Triệu Tinh từng nói, ở Mỹ dù bật ti-vi hay đi rạp chiếu bóng, đều rất khó nhìn thấy sản phẩm văn hóa của Trung Quốc.
Nghĩa: Phải nói rằng người nước ngoài chỉ có thể thông qua số ít kênh có hạn để tìm hiểu văn hóa Trung Hoa, chẳng hạn thông qua món ăn Trung Quốc, phim võ thuật, Thế vận hội Ô-lim-pích Bắc Kinh v.v.
Hoa: Vâng, nhất là trong bối cảnh Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều rất giỏi về giới thiệu văn hóa nước mình sang nước ngoài, là một đất nước có bề dày văn hóa 5000 năm và có tổng lượng kinh tế phát triển vượt bậc, vươn lên vị trí thứ hai trên thế giới, Trung Quốc lại đứng trước tình trạng "nhập siêu" về giao lưu và truyền bá văn hóa đối ngoại.
Nghĩa: Chính vì vậy, trong Quy hoạch 5 năm lần thứ 12 vừa được thông qua tại hai kỳ họp mới đây nêu rõ, cần phải kế thừa văn hóa dân tộc xuất sắc, đổi mới hình thức đưa văn hóa đi ra nước ngoài, tăng cường sức cạnh tranh và sức ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa trên trường quốc tế, nâng cao sức mạnh mềm của quốc gia.
Hoa: Phần nội dung về đổi mới hình thức thúc đẩy đưa văn hóa đi ra nước ngoài đã nhận được sự đồng tình rộng rãi của đại biểu Quốc hội và ủy viên Chính Hiệp.
Nghĩa: Thực ra, trong những năm nay, Trung Quốc đã bắt đầu đổi mới hình thức giới thiệu văn hóa Trung Hoa ra nước ngoài, chẳng hạn thành lập Học viện Khổng Tử khắp toàn cầu.
Hoa: Hơn hai nghìn năm trước, Khổng Tử chu du các nước chư hầu; những năm nay, văn hóa Truyền thống Trung Hoa với Nho Giáo làm đại diện một lần nữa phục hưng, Khổng Tử lại bắt đầu chuyến chu du các nước mới.
Nghĩa: Đúng vậy. Trung Quốc đang tích cực hợp tác xây dựng Học viện Khổng Tử trên toàn cầu, cung cấp nội dung dạy tiếng Hán và truyền bá văn hóa Trung Hoa.
Hoa: Chức năng của Học viện Khổng Tử giống như Viện Gớt (Goethe) của Đức, Hội đồng Anh (British Council) v.v. Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã thành lập hơn 300 Học viện Khổng Tử và mở hơn 300 lớp học Khổng Tử tại 98 nước và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.
Nghĩa: Hiện nay, Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, nơi Khổng Tử ra đời, đang trù bị xây dựng cơ sở thể nghiệm văn hóa Trung Quốc thuộc Học viện Khổng Tử, nhằm thu hút học sinh nước ngoài theo học ở Học viện Khổng Tử trên khắp toàn cầu đến đó đích thân cảm nhận tư tưởng của Khổng Tử và văn hóa Nho Giáo.
Hoa: Trong tư tưởng của Khổng Tử có nhiều nội dung không hề lỗi thời, nó phản ánh tinh thần của cả nhân loại, chẳng hạn: "Hoà vi quý, hoà nhi bất đồng", "Bất hoạn quả nhi hoạn bất quân" v.v.
Nghĩa: Ngoài thành lập Học viện Khổng Tử truyền bá văn hóa Trung Hoa ra, Trung Quốc còn tích cực triển khai giao lưu văn hóa với nước ngoài, chẳng hạn, ngành xuất bản Trung Quốc tích cực hơn khi tham gia các triển lãm sách, nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm văn hóa.
Hoa: Mới đây, tại các hiệu sách lớn ở Brúc-xen, truyện tranh hoạt hình Trung Quốc bắt đầu nhận được sự quan tâm của nhiều độc giả. Chẳng hạn, tác phẩm bộ ba "Cuộc sống của một người Trung Quốc—từ anh Lý đến ông Lý" do họa sĩ tỉnh Vân Nam Lý Côn Vũ sáng tác gần đây được trao nhiều giải thưởng ở châu Âu, là tác phẩm khá nổi tiểng.
Nghĩa: Hiệu sách FNAC là hiệu sách có chuỗi cửa hàng và hiệu sách trên mạng lớn nhất Brúc-xen, Chủ nhiệm phòng văn hóa của Hiệu sách Anne Dylan cho biết, những năm qua tác phẩm văn học Trung Quốc được dịch sang tiếng nước ngoài có số lượng tiêu thụ khá ổn định, chiếm khoảng 5% tổng lượng tiêu thụ của tất cả các tác phẩm văn học ở Hiệu sách FNAC.
Hoa: Về trao đổi văn học, Giáo sư Francoise Lovatt, nhà Hán học của trường Đại học Tự do Brúc-xen và Học viện châu Âu đề nghị, nhà văn và tổ chức văn học của Trung Quốc có thể trao đổi, hợp tác nhiều hơn với châu Âu trong lĩnh vực sách báo, giới thiệu nhiều hơn với nước ngoài những câu chuyện vừa chân thật vừa thú vị liên quan tới Trung Quốc.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |