Rạng sáng mồng 1 Tết, một người đàn ông người Khách hô to lên rằng: "Tiếng pháo báo bình an, mở cửa đón cát tường", sau đó mở rộng cửa, đốt bánh pháo mở cửa đón năm mới. Những gia đình người Khách huyện Tầm Ô miền nam tỉnh Giang Tây nơi tập trung sinh sống của người Khách lại đón mừng một năm mới đầy hy vọng trong tiếng pháo nổ ròn tan.
"Chúc mừng năm mới, chúc năm mới thăng quan tiến chức, phát tài, gia đình hạnh phúc."
"Chúc mừng năm mới, chúc mọi người phát tài."
Người Khách có truyền thống tốt đẹp đoàn kết dòng tộc, trọng lễ hiếu khách. Mỗi dịp Tết đến, đâu đâu cũng có thể bắt gặp bà con người Khách hỏi thăm nhau, chúc mừng nhau, tràn đầy bầu không khí đông vui của ngày Tết. Người Khách cũng là một dòng tộc luôn tôn kính và nhớ ơn tổ tiên, ở nơi tập trung sinh sống của người Khách, hầu như nhà nào cũng thờ cúng tổ tiên của mình. Tổng Thư ký Hội Thơ ca câu đối Khách Gia huyện Tầm Ô Tăng Nhân Kiệt nói về truyền thống này cho biết:
"Thờ cúng tổ tiên thường cúng trong ba ngày, Ba mươi tết chủ yếu là cúng thịt gà, mồng một Tết cúng chay bằng kẹo bánh và hoa quả, mồng hai Tết cũng cúng bằng thịt. Đây là hình thức tưởng nhớ tổ tiên."
Ông Tăng Nhân Kiệt nói, ngoài thờ cúng tổ tiên ra, từ ngày 25 tháng Chạp bước vào "ngưỡng cửa năm mới", người Khách đã phải chuẩn bị chúc mừng được mùa, chúc mừng năm mới. Nhất là Ba mươi Tết là ngày bận rộn và hạnh phúc nhất của người Khách, mổ gà cúng tổ tiên, đi chợ, sắm hàng Tết, dán câu đối và tranh thần cửa, chuẩn bị bữa cơm tất niên...người Khách đắm mình trong không khí Tết đông vui náo nhiệt.
"Thịt viên, hay nhân thập cẩm mang ngụ ý đoàn viên; ăn đậu phụ, sẽ càng giàu có; còn thịt gà, thịt vịt, thịt cá là món ăn không thể thiếu... Tết phải có thịt mới hãnh diện, Tết là quan trọng nhất trong năm."
Cô dâu người Khách Tăng Phượng Thục liệt kê thực đơn bữa cơm tất niên mà chị đang chuẩn bị.
Tết đến, người Khách dù đang ở phương nào đều cố gắng về nhà đoàn tụ với gia đình, uống rượu nếp tự nấu, ăn bữa cơm tất niên với gia đình. Trong những ngày Tết, phố huyện Tầm Ô người xe như nước chảy, ngoài xe máy chở hàng Tết đi lại tấp nập ra, xe ô-tô cũng khá nhiều, ở trung tâm phố huyện thậm chí có lúc còn xảy ra tình trạng ùn tắc. Về mặt này, người Khách Tầm Ô Trương Nguyệt Huy giới thiệu:
"Năm 2010, có hai ngàn chiếc xe ô-tô đăng ký biển số tại huyện Tầm Ô, trước năm 2010, tổng số xe ô-tô đăng ký biển số tại huyện này chỉ có 2 ngàn chiếc. Có nghĩa là ô-tô huyện Tầm Ô đã tăng gấp hai lần trong năm qua. Hai ngàn chiếc xe này còn không bao gồm những xe đăng ký biển số tại Mai Huyện, tỉnh Quảng Đông. Số lượng ô-tô ở huyện Tầm Ô tăng nhanh như vậy là bởi vì cam quýt của huyện năm 2010 bán rất chạy, thu nhập của người dân trong huyện cũng tăng lên nhanh chóng."
Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội địa phương, một số người Khách huyện Tầm Ô khu vực giáp ranh Giang Tây và Quảng Đông đã đi ra miền núi, đến khu vực kinh tế phát triển tìm kiếm việc làm. Đa số người Khách thì ở lại quê hương, dựa vào tài nguyên đất đai và khí hậu độc đáo quê hương, ra sức phát triển ngành trồng trọt và tiêu thụ cam quýt, cũng như ngành liên quan. Hiện nay, người Khách ở miền nam Giang Tây hầu như nhà nào nhà nấy đều trồng cây ăn quả, những quả cam chất lượng cao của nhà mình đã trở thành đồ cúng tổ tiên hoặc đồ trang sức đẹp nhất trong nhà hoặc trên ô-tô nhà mình.
Anh Lưu Vân Phì ở làng Đông Đoàn, huyện Tầm Ô chính là một trong những người trồng cây ăn quả như quýt, cam trên đồi núi do cha ông để lại, với khoảng 5 nghìn cây. Qua nhiều năm trồng trọt và kinh doanh, anh Lưu đã xây được một ngôi biệt thự bắt mắt ngay bên cạnh căn nhà một tầng mái bằng của mình, đó là một niềm vui lớn trong năm mới.
"Năm 2000 sau khi tôi kết hôn là bắt đầu trồng cây ăn quả. Tôi trồng từng bước một, năm nay trồng 1000 cây, sang năm trồng 500 cây, cây to nuôi cây nhỏ, sang năm lại mở rộng tiếp."
Được biết, ở thời cổ, vì các nguyên nhân lánh nạn chiến tranh loạn lạc, thiên tai v.v, một số đông người dân tộc Hán di chuyển đến khu vực giáp ranh giữa Quảng Đông, Phúc Kiến và Giang Tây, dần dần hội nhập với người bản xứ, kết hôn với người địa phương, trải qua ngàn năm diễn biến cuối cùng hình thành người Khách tương đối ổn định. Hiện nay người Khách được coi là một trong những tộc người của dân tộc Hán phân bố rộng rãi nhất, có ảnh hưởng sâu xa nhất trên thế giới. Hiện nay, người Khách ở miền nam tỉnh Giang Tây cần cù nhẫn nại không còn chỉ sống bằng một mẩu ruộng nhỏ, mà biết tận dụng ưu thế tài nguyên đồi núi quê hương, đi lên con đường làm giàu, sống cuộc sống mới trên đồi núi đã sinh ra và nuôi dưỡng mình.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |