Năm 1954, Triệu Mai ra đời tại một bệnh viện giáo hội ở Thiên Tân, từ thuở nhỏ Triệu Mai đã chịu sự ảnh hưởng phong cách của thành phố này, Triệu Mai rất say mê các kiến trúc phương Tây ở Thiên Tân.
Năm 1986, tiểu thuyết "Bản Hà Đông" của Triệu Mai vừa đăng, ngay lập tức dấy lên một cơn sốt trên văn đàn Trung Quốc. Tiểu thuyết này sử dụng rất nhiều câu dài không có dấu chấm câu, cố gắng kết hợp miêu tả nhân vật, diễn biến tâm lý, đối thoại của nhân vật v.v trong một câu. Sự đổi mới về hình thức này khiến Triệu Mai lúc đó 32 tuổi trở thành một trong những nhà văn tiêu biểu quan trọng nhất thuộc "trường phái tiên phong".
Đặc trưng nghệ thuật của "trường phái tiên phong" là phản đối văn hóa truyền thống, cố tình làm trái với nguyên tắc sáng tác và thói quen thưởng thức đã hình thành sẵn. Triệu Mai rất giỏi về sử dụng ngôn từ, và cho rằng trong khi sáng tác văn học, "ngôn từ và câu chuyện có tầm quan trọng như nhau". Triệu Mai từng viết rằng: "Khi viết, ngôn từ là thứ khiến tôi say mê nhất. Tôi cho rằng ngôn từ không những huyền bí, chứa nhiều bí ẩn, mà còn luôn luôn thể hiện nên sắc màu vô tận."
"Trước năm 1978 Trung Quốc thực thi chính sách cải cách mở cửa, hình thức sáng tác khá đơn nhất, chỉ có duy nhất một phương thức kết hợp cả chủ nghĩa hiện thực cách mạng lẫn chủ nghĩa lãng mạn cách mạng. Lúc tôi bắt đầu viết, nhiều tác phẩm văn học phương Tây được dịch sang tiếng Trung, tôi rất thích những tác phẩm đó, cảm thấy như thế giới mở thêm một cánh cửa sổ cho chúng tôi, rồi tôi cho rằng cần phải dùng phương thức mới để sáng tác, hơn nữa tôi cho rằng phương thức hiện đại này rất thích hợp cho tôi."
Hình thức hoàn toàn mới này khiến độc giả bắt đầu yêu thích nhà văn Triệu Mai khác với mọi người. Năm 1994, tập tản văn "Một cuốn sách mở ra" của Triệu Mai được bán hàng trăm nghìn cuốn, là sách bán chạy nổi tiếng trên thị trường sách báo Trung Quốc năm đó. Trong phần "Đề ký" của tập tản văn này có một đoạn văn như sau: "Cuối cùng, vào một thời điểm của một ngày, bạn đi ra khỏi cảm giác ngại ngùng, ở ngoài trời, bạn điều chỉnh lại tâm trạng hỗn loạn trong cơn gió nóng của mùa hè. Một người phụ nữ nói, tinh thần yên tĩnh như một đám mây từ trên trời rơi xuống. Nếu đám mây này có thể dừng lại tại một nơi nào đó, thì chắc sẽ dừng lại trong hoàng hôn tĩnh lặng chỉ có bạn một người duy nhất. Rồi là tiếng chuông của nhà thờ. Đó là tiếng vang của tôn giáo. Không có buồn rầu. Vì chúng ta có tâm trạng yên tĩnh như nước."
Ngôn từ tuyệt đẹp như vậy khiến độc giả đánh giá nhà văn Triệu Mai có phong cách văn học "vừa nhạy cảm vừa tao nhã". Triệu Mai cho rằng, sở dĩ độc giả có sự đánh giá như thế là vì phương thức sáng tác tác phẩm của bà.
"Mỗi lần khi viết, lần đầu tiên tôi chắc chắn viết bằng tay, vì tôi không thể trực tiếp viết bằng máy tính. Sau khi viết xong, tôi dùng máy tính vừa ghi vừa sửa đổi. Rồi tôi còn kiểm tra lại một lần từ đầu chí cuối, sẽ sửa chữa nhiều chỗ. Tôi cho rằng trình tự này đặc biệt quan trọng. Tôi phát hiện, cái gọi là 'tao nhã' thực ra được thể hiện qua sự biến đổi của ngôn từ, ngôn từ do nhà văn lựa chọn và sự sắp xếp từ ngữ của nhà văn sẽ để lại ấn tượng cho độc giả."
Phong cách "tiên phong" của Triệu Mai bắt đầu thể hiện qua ngôn từ, nhưng không chỉ thể hiện qua ngôn từ. Triệu Mai từng nói: "Nhà văn muốn tồn tại, thì phải biến đổi không ngừng, dù sự biến đổi sẽ mang lại thất bại." Năm 2006, tiểu thuyết "Mùa thu chết vào mùa đông" của Triệu Mai chính là xuất phát từ suy nghĩ này, về kết cấu, tiểu thuyết này đã thực hiện sự biến đổi hoàn toàn mới. Triệu Mai thử khiến độc giả có thể đọc từ bất cứ chương nào, hơn nữa mỗi chương đều có thể chia ra độc lập.
Trong cuộc đời sáng tác, hai nhà văn nữ có ý thức nữ quyền, chủ trương tự do phụ nữ là nhà văn Pháp Marguerite Duras và nhà văn Anh Virginia Woolf đã gây ảnh hưởng rất lớn đối với Triệu Mai. Triệu Mai luôn yêu cầu mình kết hợp cả cảm tính lẫn lý tính của hai nhà văn.
"Vừa phải thể hiện lý tính, vừa phải thể hiện cảm tính. Cảm tính là chỉ thứ thể hiện tình cảm, đồng thời phải dùng ngôn từ cảm tính để miêu tả những thứ lý tính, tôi đang theo đuổi thực hiện tình trạng này. Lúc vừa bắt đầu sáng tác tác phẩm, tôi rất thích cảm giác vận dụng ngôn từ và thái độ cảm tính theo đuổi tình yêu của nhà văn Duras. Sau đó tôi đọc nhiều tác phẩm của nhà văn Woolf, rất thích phong cách lý tính của nhà văn Woolf. Nhà văn Woolf là một nhà văn nữ có nhiều tư tưởng, luôn nghĩ về sáng tác tác phẩm."
Sự quan tâm về phụ nữ của nhà văn Triệu Mai được thể hiện nhiều nhất qua tiểu thuyết "Chảy theo dòng nước" xuất bản vào tháng 3 năm 2009. Cuốn tiểu thuyết có gần 500 nghìn chữ này được giới phê bình đánh giá là "một bộ sử thi về phụ nữ". Vai nữ chính Thẩm Tiêu sống hơn 70 năm trải qua nhiều thời đại khác nhau, dù luôn bị ước mơ vứt bỏ, nhưng cũng luôn được ước mơ khích lệ.
Nhà văn Triệu Mai thường đi nước ngoài, mỗi khi đến nơi mới lạ, Triệu Mai luôn thích đi thăm nhà bảo tàng ở địa phương. Triệu Mai luôn trên đường đi và luôn biến đổi nói, tương lai sẽ viết một bộ tiểu thuyết về nhà bảo tàng, kể lại những hành trình khiến Triệu Mai say mê.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |