Cuối tháng 11 năm nay, sau khi kết thúc trưng bày tại Triển lãm Thế giới Thượng Hải, tượng Đại sư Giám Chân của chùa Đông Đại Tự (Chùa Todaiji)—quốc bảo của Nhật Bản đã về thăm quê hương Dương Châu, Trung Quốc. Năm 743 công nguyên, Đại sư Giám Chân đời nhà Đường xuất phát từ Dương Châu đến Nhật Bản 6 lần để hoằng dương Phật pháp, giới thiệu văn hóa thịnh Đường Trung Quốc, đã ảnh hưởng đến các lĩnh vực chính trị, triết học, văn hóa, phong tục dân gian v.v của Nhật Bản, và cuối cùng Đại sư viên tịch ở Nhật Bản, chỉ để lại pho tượng với tư thế ngồi cho tín đồ chiêm ngưỡng.
30 năm trước, tượng Đại sư Giám Chân của chùa Tô-shô-đai ở Na-ra, Nhật Bản về thăm quê hương, chiêm ngưỡng tượng Đại sư Giám Chân trở thành ký ức tập thể quan trọng của người dân thành phố Dương Châu thời đó. Nhà văn Dương Châu Đinh Gia Đồng nói:
"Tượng Đại sư Giám Chân một lần nữa về thăm Dương Châu, đây là một hạt giống hữu nghị Trung-Nhật. Tượng điêu khắc này cũng phản ánh công nghệ Trung Quốc truyền sang Nhật Bản, rồi điêu khắc tượng Đại sư tại Nhật Bản, tượng điêu khắc của Đại sư về thăm quê hương đã thể hiện sinh động lịch sử hữu nghị giữa nhân dân hai nước, gợi ý thế hệ ngày nay truyền mối tình hữu nghị này cho các thế hệ sau."
Thư viện Giám Chân ở chùa Đại Minh có kết cấu như Tứ Hợp Viện truyền thống của Trung Quốc, mái hiên, hành lang, vườn nhà đều thể hiện phong cách kiến trúc tôn nghiêm và phồn hoa của thời kỳ thịnh Đường. Chùa cổ có lịch sử nghìn năm vẫn có tiếng chuông như ngày xưa, giờ nay, nó chỉ chờ đợi cao tăng về nhà.
Trong những người sốt ruột chờ đợi, có người khách đến từ Nhật Bản. Với áo ki-mô-nô có màu sắc sặc sỡ, kiểu dáng cầu kỳ, người khách Nhật Bản chờ đợi một cách thành kính. Chị Shi-ô-ri là người trình bày nghi thức trà đạo và nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản, chị từ Na-gô-ya đến Dương Châu, chị nói:
"Tượng Đại sư Giám Chân vừa đến chùa Đại Minh, chúng tôi vừa khóc vừa cung kính chào đón tượng Đại sư Giám Chân. 1250 năm trước, Đại sư Giám Chân giới thiệu với người dân Nhật Bản văn hóa và kiến thức y tế của thịnh Đường đạt trình độ cao nhất thế giới lúc đó, chúng tôi rất cảm ơn Đại sư Giám Chân. Tôi nghĩ, Đại sư Giám Chân chắc sẽ rất vui mừng khi chứng kiến hình ảnh đón chào nồng nhiệt của người dân Dương Châu, tôi cũng hết sức cảm động."
Tượng Đại sư Giám Chân về thăm quê hương có chiều cao 80cm, có lịch sử 270 năm. Tượng ngồi được ghép bằng nhiều miếng gỗ nhỏ, vẫn duy trì độ bóng ban đầu của vật liệu gỗ, trưng bày trường kỳ tại chùa Đông Đại Tự ở Na-ra, Nhật Bản.
Tại lễ mở tấm vải phủ tượng Đại sư Giám Chân, tỉnh trưởng tỉnh Na-ra, Nhật Bản Shô-gô A-rai dùng tiếng Trung không chuẩn lắm nói 16 chữ chân ngôn: "Sơn xuyên dị vực, phong nguyệt đồng thiên. Ký chư phật tử, cộng kết lai duyên".
"Hai bên Trung-Nhật đã khắc phục rất nhiều khó khăn mới thực hiện chuyến thăm quê hương Dương Châu lần này của tượng Đại sư Giám Chân, nhưng so với sự gian nan trên đường vượt biển đến Nhật Bản của Đại sư Giám Chân, thì những khó khăn đó không đáng kể. 16 chữ 'Sơn xuyên dị vực, phong nguyệt đồng thiên. Ký chư phật tử, cộng kết lai duyên' có nghĩa là: tuy Nhật Bản và Trung Quốc là hai đất nước có non nước, phong cảnh khác nhau, nhưng hai nước chúng ta cùng chung một bầu trời."
16 chữ mà ông Shô-gô A-rai đọc bằng tiếng Trung từng được thêu trên cổ áo cà sa do Nhật Bản tặng cho nhà sư Trung Quốc.
Tháng 5 năm 2008, trong chuyến thăm Nhật Bản, Chủ tịch Nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã thăm chùa Tô-shô-đai, và tặng con tàu hữu nghị—quà tặng quốc gia mô phỏng tàu biển đời nhà Đường, mở đầu cho chuyến thăm quê hương Dương Châu của tượng Đại sư Giám Chân. Năm nay, pho tượng ngồi này được thờ tại Thư viện Giám Chân, tình nghĩa này có lẽ giống như tinh thần Đại sư Giám Chân tuy trải qua nghìn năm, nhưng đời đời bất diệt. Ông Đường Gia Triền, Chủ tịch phân ban Trung Quốc Ủy ban Hữu nghị Trung-Nhật thế kỷ 21 nói:
"Tượng Đại sư Giám Chân của chùa Đông Đại Tự ở Na-ra về thăm quê hương, là hoạt động giao lưu khiến mọi người cảm động. So với 1200 năm trước, biển cả giữa Trung Quốc và Nhật Bản không còn khó vượt nữa. Năm 2009, số người đi lại giữa Trung-Nhật lên tới 4,87 triệu lượt người. Thời đại đã thay đổi, nhưng chủ đề hữu nghị Trung-Nhật không bao giờ thay đổi, tinh thần của Đại sư Giám Chân cũng không bao giờ thay đổi. Duyên Phật nghìn năm vững chắc như đai vàng."
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |