• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Tình yêu và làn điệu của đàn đầu ngựa

    2010-12-20 15:32:58     cri

    Đàn đầu ngựa có lịch sử lâu đời là nhạc cụ truyền thống của dân tộc Mông Cổ, được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đợt đầu của Trung Quốc.

    Bác Ba-inh-đai 52 tuổi là người kế thừa kỹ thuật chế tác đàn đầu ngựa dân tộc Mông Cổ, bác là Ủy viên Hiệp hội chế tác đàn đầu ngựa A-la-san Nội Mông, cũng là người sáng lập Trung tâm chế tác đàn đầu ngựa "tiếng đàn ngọc mã Gô-bi". Bác từng cùng 17 vị nghệ nhân kế thừa văn hóa phi vật thể Nội Mông khác biểu diễn kỹ thuật chế tác đàn đầu ngựa truyền thống trong Nhà trưng bầy Nội Mông của khu Nhà trưng bầy Trung Quốc trong Triển lãm Thế giới Thượng Hải năm 2010, đã để lại ấn tượng sâu sắc cho khách tham quan. Bác Ba-inh-đai trông rất khôi ngô vạm vỡ lại luôn có tình yêu đặc biệt đối với đàn đầu ngựa, nói đến việc mang đàn đầu ngựa thân yêu của mình tham gia Triển lãm Thế giới Thượng Hải, bác Ba-inh-đai nở nụ cười rạng rỡ:

    "Đàn đầu ngựa được chọn tham gia trưng bầy tại Triển lãm Thế giới Thượng Hải thật là một niềm vinh dự lớn, đáng tự hào."

    Bác Ba-inh-đai nói, đàn đầu ngựa là nhạc cụ được người dân tộc Mông Cổ yêu thích nhất, dân tộc Mông Cổ coi đàn đầu ngựa như báu vật quý giá.

    "Dân tộc Mông Cổ trên toàn thế giới đều ngưỡng mộ đàn đầu ngựa, trong lòng người dân tộc Mông Cổ, đàn đầu ngựa là nhạc cụ trong sáng cao thượng, thường được bầy ở chỗ cao trong nhà, dân tộc Mông Cổ theo đạo Phật, đàn đầu ngựa thường bầy ở vị trí bên cạnh pho tượng Phật."

    Đàn đầu ngựa rất độc đáo so với các loại đàn dây khác, vừa có đặc điểm réo rắt, ngân rung của đàn vi-ô-lông, lại có chất uyển chuyển, du dương của đàn nhị, đàn tứ. Âm vực của đàn đầu ngựa mang chất hoang dã, hoành tráng và sâu lắng, để lại cho người nghe những cảm nghĩ, suy tư vô tận.

    Từ năm 1206 Thành Cát Tư Hãn thành lập nước Mông Cổ, một loại Hồ cầm mang tên "Chao-ơ" đã thịnh hành trên thảo nguyên, đó chính là tiền thân của đàn đầu ngựa. Qua diễn biến nhiều lần, một loại đàn điêu khắc đầu ngựa trên đầu đàn, thân đàn hình thang, cung đàn và dây đàn làm bằng đuôi ngựa ra đời, đó chính là đàn đầu ngựa. Khi cung đàn chạm vào dây đàn thì phát ra tiếng trầm hùng, du dương, hết sức độc đáo trong các nhạc cụ đàn dây trong và ngoài nước. Mỗi khi tiếng của đàn đầu ngựa mang hơi thở cuộc sống du mục thảo nguyên đi cùng với trường ca dân tộc Mông Cổ, thì thật là một thứ âm thanh thiên nhiên không gợn một chút hào nhoáng nào.

    Đàn đầu ngựa lúc đầu chủ yếu dùng để đệm cho hát xướng sử thi, dân ca. Sau khi cải tiến thì được sử dụng rộng rãi trong độc tấu, đồng tấu, hiệp tấu cung như hợp tấu trong giàn nhạc giao hưởng, sức thể hiện nghệ thuật của cây đàn càng thêm phong phú. Bác Ba-inh-đai giới thiệu:

    Đàn đầu ngựa này đã được cải tiến rồi. Trước đây mặt đàn làm bằng da rắn, hoặc da bò, da cừu. Điểm bất cập của chất da là khi trời mưa tiếng đàn sẽ bị ảnh hưởng, tiếng trở nên thấp hơn; Lúc trời nắng thì tiếng lại lên cao quá. Thầy Qi-bao-li-cao đã đóng góp to lớn về mặt cải tiến đàn đầu ngựa.

    Ở Nội mông, đàn đầu ngựa thường gắn với tên Qi-bao-li-cao. Ông Qi-bao-li-cao là nhạc sĩ đàn đầu ngựa nổi tiếng của dân tộc Mông Cổ, ông quý đàn đầu ngựa như sự sống của mình, ông nói:

    Nhạc cụ này đặc biệt hơn các nhạc cụ khác. Bởi vì đây là nhạc cụ duy nhất do tổ tiên Thành Cát Tư Hán để lại cho chúng tôi.

    Năng khiếu âm nhạc của ông Qi-bao-li-cao có thể nói là do trời bẩm sinh. Lúc 3 tuổi, ông được một ngôi chùa quê hương nhận định là Phật sống chuyển thế. Trong cuộc đời Phật sống bên đèn xanh chùa cổ, chỉ có tiếng tụng kinh lúc trầm lúc cao và tiếng nhạc lễ Phật mới khiến lòng ông cảm thấy yên tĩnh. Sau khi hoàn tục trở về nhà, chiếc đàn đầu ngựa đơn xơ của bố đã trở thành bạn thân của ông. Lúc 13 tuổi, ông "lọt vào con mắt xanh" của Đoàn Ca múc nhạc Nội Mông, được học nghệ nhân đàn đầu ngựa Sang-tu-rông, từ đó số phận của ông đã gắn chặt với đàn đầu ngựa.

    Cùng với kỹ thuật gảy đàn của ông không ngừng nâng cao, ông cảm thấy đàn đầu ngựa có nhiều chỗ cần phải cải tiến, do vậy ông đã mạnh dạn cải tiến. Sau khi cải tiến, đàn đầu ngựa đã tăng thêm âm vực du dương của đàn vi-ô-lông và đàn tứ, du nhập cộng hưởng của đàn vi-ô-lông I-ta-li-a, không những giữ được phong cách trầm hùng của đàn đầu ngựa truyền thống, mà còn khiến làn điệu của đàn thêm uyển chuyển hơn, tiếng đàn thêm trong veo, thân đàn thêm tinh xảo, khiến đàn đầu ngựa cổ truyền được tiếp thêm sức sống mới.

    Bài "Muôn ngựa phi nước đại" là bản nhạc do ông Qi-bao-li-cao sáng tác vào cuối thập niên 70. Bản nhạc miêu tả quang cảnh đua ngựa của dân tộc Mông Cổ này đã thể hiện đầy đủ kỹ nghệ diễn tấu đàn đầu ngựa điêu luyện. Phong cách hào phóng cởi mở, khí thế hoành tráng rung động lòng người được thể hiện trong bản nhạc này từng khiến khán giả châu Phi reo hò nhảy múa, cũng từng khiến thính giả châu Á phấn khởi đến mức hoa chân múa tay.

    Làn điệu độc đáo của đàn đầu ngựa đã lôi cuốn những người hướng tới thảo nguyên. Hiện nay, càng nhiều người đang tìm hiểu, tiếp nhận và yêu thích đàn đầu ngựa. Hiện nay, người học chơi đàn đầu ngựa không những chỉ riêng có người dân tộc Mông Cổ, dân tộc Hán trong nước Trung Quốc, ngay cả những thanh niên Mỹ, Pháp, Nhật v.v đều có hứng thú đối với đàn đầu ngựa. Chúng tôi tin rằng, tiếng nhạc của đàn đầu ngựa sẽ khiến càng nhiều bạn tìm hiểu về Nội Mông, tìm hiểu về dân tộc Mông Cổ.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>