• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Thêu thùa dân tộc Mèo ghi lại lịch sử trên trang phục

    2010-11-15 15:03:30     cri

    Nghe Online

    Từ xưa đến nay, mặc dù không có chữ viết, dân tộc Mèo vẫn ghi chép lịch sử, kế thừa văn hóa của dân tộc bằng hình thức truyền khẩu từ đời này sang đời khác thông qua các bài hát và truyền thuyết nội dung phong phú.

    Nghìn năm trôi qua, ngoài bài hát cổ truyền kế thừa văn hóa ra, thêu thùa dân tộc Mèo cũng là cuốn sử không chữ của dân tộc Mèo. Trong tiết mục Đại gia đình các dân tộc Trung Hoa hôm nay, Hải Vân xin mời quý vị và các bạn làm quen với bác Liêu Lực Canh, một nghệ nhân thêu dân tộc Mèo đang sinh sống ở thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam Trung Quốc, mời bác giới thiệu tay nghề thêu thùa, nghệ thuật dân gian có lịch sử lâu đời này.

    "Dân tộc Mèo xưa nay đều sống bằng sản xuất nông nghiệp, cũng là dân tộc di cư. Trong quá trình liên tục di cư, dân tộc Mèo ghi chép lịch sử, đời sống xã hội trên trang phục bằng thêu thùa các loại hoa văn khác nhau. Có thể nói, dân tộc Mèo là một dân tộc thêu lịch sử trên trang phục."

    Trong truyện cổ tích của dân tộc Mèo có truyện kể rằng: Trong quá trình di cư, chia ly của chi tộc dòng họ, tổ tiên dân tộc Mèo đưa ra quy định, nhận tổ quy tông phải căn cứ vào loại hình trang phục, hoa văn thêu trên trang phục. Do vậy, với niềm tự hào dân tộc, bằng phương thức giáo dục truyền khẩu, người dân tộc Mèo đã dùng kim chỉ thêu trên quần áo, khăn mũ những câu truyện lưu truyền ngàn năm, những ký ức về lịch trình di cư, những thần linh tín ngưỡng, và truyền từ đời này sang đời khác qua cách ăn mặc. Do vậy, cô gái dân tộc Mèo từ nhỏ phải học trồng đay, kéo sợi, dệt vải, nhuộm vải, và học se chỉ luồn kim, thêu thùa. Lúc các cô gái lấy chồng cũng mặc trang phục do mình tự tay thêu lấy. Tập tục truyền thống như vậy, không những thể hiện sự thương nhớ quê hương, mà còn để tưởng niệm tổ tiên dũng cảm trí tuệ, đồng thời cũng nhằm kế thừa cái đẹp do tổ tiên để lại, khích lệ con cháu mai sau.

    Dân tộc Mèo là một trong dân tộc có dân số khá đông trong 25 dân tộc thiểu số đời đời kiếp kiếp sống ở tỉnh Vân Nam. Mẹ của bác Liêu Lực Canh cũng là người dân tộc Mèo, từ nhỏ bác đã thích thú đối với kim chỉ trong tay mẹ. Sau khi lớn lên, bác lại học chuyên ngành thiết kế thời trang tại Học viện Giáo dục Vân Nam. Sau khi tốt nghiệp, tác phẩm thiết kế thời trang mang đặc sắc thêu thùa dân tộc Mèo của bác đã đoạt giải trong cuộc thi chuyên nghiệp tác phẩm thiết kế thời trang. Nhưng việc khiến bác đi lên con đường kế thừa và phát triển nghề thêu thùa dân tộc Mèo, lại là vì một câu nói của một bạn nước ngoài. Bác Liêu Lực Canh nói:

    "Có lần, một bạn nước ngoài đến thăm tôi, tôi cho bạn xem tác phẩm thêu thùa của tôi. Tôi giới thiệu đó là thêu thùa dân tộc Mèo, tôi muốn kế thừa và phát triển. Bạn ấy nói, thêu thùa không phải chỉ thuộc về tỉnh Vân Nam, mà là thuộc cả loài người. Câu nói này làm tôi rất xúc động. Sau đó, tôi quyết tâm nghiên cứu phương pháp thêu của dân tộc Mèo, tôi đến rất nhiều bản làng dân tộc Mèo học cách thêu thùa, vừa học vừa ghi chép và chỉnh lý, sau đó đi lên con đường này, đã hơn hai chục năm rồi."

    Trong hơn 20 năm qua, bác Liêu Lực Canh đi sâu vào các bản làng, đi sâu nghiên cứu và học tay nghề thêu của các dân tộc thiểu số như dân tộc Di, dân tộc Thái, dân tộc Bạch, dân tộc Na-si, dân tộc Tạng và dân tộc Mèo. Nhưng bác vẫn có niềm đam mê đối với thêu thùa dân tộc Mèo vì màu sắc, phương pháp thêu, hoa văn, công nghệ, cũng như đặc sắc dân tộc mang đậm hơi thở quê hương.

    "Thêu thùa dân tộc Mèo đã có lịch sử vài nghìn năm. Đặc điểm nghệ thuật lớn nhất chính là màu sắc và cách thêu, ngoài ra, còn có các hoa văn và văn hóa dân tộc Mèo, đó chính là tinh hoa của nó. Chẳng hạn như, trong trang phục dân tộc Mèo, hoa văn hình bướm tương đối nhiều, nguyên nhân của nó chính là người dân tộc Mèo tôn vinh con bướm là 'mẹ bướm', họ cho rằng, vạn vật trên thế gian này là do bướm sinh ra, cho nên hoa văn trong thêu thùa của dân tộc Mèo gắn liền với hình con bướm. "

    Thêu thùa dân tộc Mèo không những ghi chép những ngày lễ hội, tô-tem và nhân vật anh hùng, mà còn ghi chép lịch sử di cư của người dân tộc Mèo, trong rất nhiều hoa văn thêu thùa của người Mèo, đều có hoa văn về hình sóng nước, họ dùng hình sóng nước để thể hiện tổ tiên đã trèo đèo lội suối, vượt qua Trường Giang, Hoàng Hà, cuối cùng đến tây nam Trung Quốc. Ngoài ra, người dân tộc Mèo còn cho rằng, thêu thùa trên trang phục của họ mang đậm đặc sắc ngôn ngữ và ký hiệu, không thể tùy tiện sáng tạo và thay đổi. Vì vậy, thông qua những hiện tượng phong tục dân tộc, chúng tôi có thể phân biệt được chủ nhân của trang phục thuộc chi nào, sống ở đâu, có phong tục tập quán ra sao.

    Bác Liêu Lực Canh nghiên cứu thêu thùa dân tộc Mèo hơn 20 năm, năm nay đã gần 50 tuổi, nhưng bác vẫn miệt mài nghiên cứu. Bác sẵn sàng truyền lại tay nghề thêu thùa cho tất cả những người có hứng thú đối với thêu thùa dân tộc Mèo. Hiện nay, bác Liêu có hơn 3000 học sinh vẫn ôm ấp một nguyện vọng tha thiết. Bác nói:

    "Cùng với tác động của công nghệ hiện đại, trang phục của những cô gái dân tộc Mèo ngày nay đều có thể sử dụng phương pháp thêu vi tính, không còn thêu thủ công nữa. Ngoài ra, theo đà phát triển và hội nhập của xã hội, rất nhiều thanh niên dân tộc Mèo đều đi ra bên ngoài tới các nơi khác học tập và làm việc. có người lấy chồng ở nơi khác, cho nên những cô gái dân tộc Mèo ngày nay không còn tập trung vào thêu thùa nữa. Những người biết thêu thùa phần lớn là phụ nữ trung niên trở lên. Nếu cứ tiếp tục như thế này, thì nghề thêu sẽ thất truyền và không còn người kế nghiệp, tôi mong có thể kết hợp giữa phương pháp thêu truyền thống và hiện đại. Vì chỉ có kết hợp như vậy thì mới có thể thu hút càng nhiều người sử dụng đồ thêu, có người sử dụng đồ thêu, thì sẽ có người sản xuất đồ thêu để cung cấp, như vậy sẽ kế thừa được công nghệ thêu thùa của dân tộc Mèo."

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>