• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Mười nghìn người hợp tấu đàn đông-bu-la ở quê hương dân tộc Ca-dắc cất vang bài ca đoàn kết dân tộc

    2010-11-08 16:42:46     cri
    Các bạn thân mến, vào một ngày cuối tháng 5 năm 2010, bầu trời huyện Tô-li khu vực Tháp Thành Tân Cương vang lên bản nhạc được hợp tấu bằng đàn đông-bu-la, một loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Ca-dắc Trung Quốc. Bản nhạc mang tên Kai-nai, có nghĩa là "hài hòa, hội nhập". Đây chính là hoạt động mười nghìn người cùng hợp tấu đông-bu-la của huyện Tô-li, Tân Cương với quy mô lớn, đã được đưa vào Kỷ lục "Ghi-nét thế giới Thượng Hải".

    Huyện Tô-li Tân Cương có khoảng 95 nghìn người, dân tộc Ca-dắc chiếm tới 70%. Huyện Tô-li có bề dày văn hoá đặc sắc. Từ xưa đến nay, huyện đã sinh ra hơn 600 nhà thơ, nhạc sĩ, biên đạo múa, nhạc công và một số người làm công tác khoa học công nghệ.

    Gảy đàn Đông-bu-la được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể thế giới là điểm tập trung thể hiện của nghệ thuật văn hóa dân tộc Ca-dắc. Kể từ năm 2003 đến nay, huyện Tô-li mỗi năm đều tổ chức liên hoan đông-bu-la. Tại Tô-li, hầu như nhà nào cũng có đông-bu-la, bất kể là già trẻ gái trai, đều biết gảy đàn ca hát vài bài.

    Trong hoạt động mười nghìn người hợp tấu đông-bu-la, không những có dân tộc Ca-dắc tham gia, còn có 8 dân tộc khác như dân tộc Uây-ua, dân tộc Mông Cổ, dân tộc Hồi v.v.

    Nghiên cứu viên phòng Di sản văn hóa phi vật thể Sở Văn hóa Tân Cương Khương Tân Kiến nói:

    "Huyện Tô-li có lịch sử lâu đời, có bề dày văn hóa, văn học dân gian, âm nhạc truyền thống, điệu múa truyền thống phong phú đa dạng, nội hàm phong phú, đã nuôi dưỡng hàng loạt nghệ nhân dân gian ưu tú, cũng đã gây dựng môi trường sinh thái văn hóa tốt đẹp. Đặc biệt là quang cảnh hoành tráng mười nghìn người cùng hợp tấu đàn đông-bu-la, không những đã thể hiện văn hóa truyền thống ưu tú, mà còn thể hiện tinh thần phấn đấu đoàn kết vươn lên của các dân tộc."

    Sáng cùng ngày, trường trung học số một huyện Tô-li, hội trường chính tổ chức hoạt động mười nghìn người cùng hợp tấu nhạc cụ đông-bu-la rộn rã tiếng cười, đông vui náo nhiệt. Quần chúng các dân tộc trong trang phục dân tộc rực rỡ, tay cầm nhạc cụ truyền thống dân tộc Ca-dắc đông-bu-la lần lượt đi vào hội trường một cách có trật tự. Hơn 6000 người gồm người dân tộc Ca-dắc, dân tộc Hán, dân tộc Mông Cổ, dân tộc Uây-ua v.v cùng trình diễn bản nhạc dân gian dân tộc Ca-dắc "Kai-nai".

    Cũng trong thời gian này, tại 6 hội trường khác như Ku-bu, Đô-la-tơ, A-khơ-bê-li-đâu của huyện Tô-li cả thảy 10495 người cũng cùng biểu diễn bản nhạc Ka-nai bằng đông-bu-la, bày tỏ nguyện vọng cùng chung sống hòa mục và tình yêu quê hương sâu sắc của mình.

    Ka-nai có nghĩa là hài hòa, hội nhập, bày tỏ chân thành những tâm trạng vui vẻ thoải mái của quần chúng các dân tộc ở địa phương khi cảm nhận đến sự đầm ấm của đại gia đình tổ quốc, cảm nhận đến cuộc sống tốt đẹp.

    "Tôi tuyên bố, hoạt động biểu diễn kỷ lục Ghi-nét thế giới Thượng Hải của huyện Tô-li Tháp thành Tân Cương Trung Quốc xin được bắt đầu. 10, 9, 8, 7, 6,5,4,3,2,1..."

    Đúng 12 giờ trưa, cùng với tiếng hô đếm ngược của Bí thư huyện ủy huyện Tô-li Túc Thiệu Binh vừa ngớt, tiếng nhạc đông-bu-la hoành tráng được tuôn trào như thác chảy dưới những ngón tay điêu luyện. Bản nhạc mang tên là Kai-nai, là một bài hát nổi tiếng lưu truyền lâu đời trong dân tộc, có thể nói, tất cả người Ca-dắc hầu như lớn lên trong bài hát này.

    Cùng trình diễn một khúc nhạc có thể sản sinh một sức mạnh kỳ diệu khiến trái tim xích lại gần nhau hơn. Được tắm mình trong "dòng thác" nhạc đông-bu-la, tâm trạng của mọi người bắt đầu từ vui mừng, sôi động, rồi chuyển sang yên tĩnh và từ từ đi vào thế giới hài hòa, thế giới tự nhiên theo từng nốt nhạc. Nốt nhạc có thể khiến trái tim giữa người và người, giữa con người với thiên nhiên xích lại gần nhau hơn.

    Chỉ trong hai phút này, nhưng lại có cảm giác như đã chứng kiến cả cuộc đời của dân tộc thảo nguyên Ca-dắc, có cảm giác đã đi qua cả một quá trình giao thoa văn hóa của các dân tộc Tân Cương. Khi bản nhạc kết thúc, nhưng mọi người vẫn còn tràn nhập trong tư duy viển vông và làn điệu du dương. Hoạt động "mười nghìn người hợp tấu đông-bu-la" thu được thành công tốt đẹp. Tất cả mọi người cùng đứng lên, cả hội trường vang lên tràng pháo tay nồng nhiệt.

    Bí thư huyện ủy huyện Tô-li Túc Thiệu Binh nói:

    "Đông-bu-la là nhạc cụ truyền thống của dân tộc thiểu số. Nhạc khúc hợp tấu này có nghĩa là hài hòa, mười nghìn người hợp tấu đông-bu-la, rất có ý nghĩa. Văn hoá các dân tộc huyện Tô-li Tân Cương tương sinh tương hòa, các dân tộc đoàn kết hòa mục, có ưu thế nhân văn này. Mười nghìn người hợp tấu đàn đông-bu-la chính là thể hiện hài hòa, chung sống hòa mục của các dân tộc của huyện Tô-li."

    Bác Sai-ti-ha-mu 68 tuổi, nhạc sĩ Đông-bu-la cũng là một trong số người hợp tấu Đông-bu-la. Bác là tổng đạo diễn hoạt động lần này. Con trai bác Ye-ơ-sơn là tổng chỉ huy, anh nói cái khó nhất trong hoạt động mười nghìn người hợp tấu là vấn đề định âm, âm cơ bản bắt buộc phải chỉnh đến một âm, như vậy sau khi diễn tấu mới có âm thanh đồng đều, hài hòa. Trước hết phải sử dụng máy chỉnh âm để chỉnh âm, cho nên mỗi âm cơ bản đã in sâu vào đầu óc của những người gảy đàn.

    "Bản nhạc này mang tên hài hòa, là tôi đề xuất lựa chọn, đây là bản nhạc dân gian được diễn tấu hơn nghìn năm, cho nên tôi chọn bản nhạc này. Rất nhiều người biết đàn bản nhạc này, bản nhạc này dễ diễn tấu, âm thanh hay. Tổ chức hoạt động này chúng tôi đã mừng lắm rồi. Bây giờ đông-bu-la dân tộc Ca-dắc đã bước lên sân khấu quốc tế, trước đây chỉ trình diễn ở huyện Tô-li, ở Tân Cương, trên ti-vi, có thể lên sân khấu quốc tế là không dễ dàng. Nghệ thuật Đông-bu-la không ngừng được phát triển, con cháu mai sau của chúng tôi sẽ kế thừa nghệ thuật này."

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>