Trong hoạt động bình chọn "50 nhà văn đương đại xuất sắc nhất Trung Quốc" do nhà phê bình và nhà lý luận thẩm quyền tiến hành vào năm 2001, nhà văn Hàn Thiếu Công được xếp vị trí thứ 2 với số phiếu cao. Tác phẩm của Hàn Thiếu Công không những gây tiếng vang trong nước Trung Quốc, mà còn được dịch sang các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức v.v xuất bản và phát hành, chỉ riêng ở Pháp, 6 cuốn truyện của ông được phiên dịch và xuất bản, tháng 4 năm 2002 ông được Bộ Văn hóa Pháp trao tặng "Huân chương Kỵ sĩ về Nghệ thuật và Văn học Pháp". Tác phẩm của ông chứa đựng nhận thức sâu sắc về xã hội và đời sống, luôn gây tiếng vang trong giới tư tưởng-văn hóa và đông đảo độc giả.
Ngay từ thập niên 80 của thế kỷ 20, trong luận án mang tính cương lĩnh mang tên "'Gốc rễ' của Văn học", nhà văn Hàn Thiếu Công viết rằng: "Văn học có gốc rễ, gốc rễ của văn học cần phải bắt sâu vào thổ nhưỡng văn hóa truyền thống của dân tộc." Sau đó, ở văn đàn Trung Quốc đã dấy lên một cơn sốt "Tìm gốc rễ văn học", một loạt tác giả bắt dầu dốc sức khai quật ý thức truyền thống và tâm lý văn hóa dân tộc, tác phẩm của họ được gọi là "Văn học tìm về cội nguồn".
Nhà văn Hàn Thiếu Công cho rằng, nền văn minh Trung Hoa là nền văn minh đặc thù, không hề bị gián đoạn, không biến mất, rất hiếm thấy trong phạm vi cả thế giới, bên cạnh đó, nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc được bảo tồn khá nhiều ở nông thôn Trung Quốc, là một mẫu của nền văn minh, nông thôn lẽ ra phải là nguồn gốc sáng tác của tác giả. Ông nói:
"Chúng tôi đang làm một công tác khá quan trọng, đó là phân tích và chẩn đoán xã hội nông thôn và gen văn hóa bản xứ của Trung Quốc. Sở dĩ độc giả thích đọc một số tác phẩm của tôi là vì họ nhìn thấy một khuôn mặt mới mẻ của Trung Quốc."
Năm 1985, Hàn Thiếu Công đăng truyện vừa "Cha", đây là tác phẩm tiêu biểu của "Văn học tìm về cội nguồn". Bằng cách viết tượng trưng và ngụ ngôn, ông thông qua miêu tả những biến thiên lịch sử của bộ tộc nguyên thủy "Bản Kê Đầu", thể hiện một hình thái văn hóa dân tộc đóng cửa, đình trệ, dốt nát, lạc hậu, bày tỏ thái độ phản tỉnh và phê phán sâu sắc đối với văn hóa truyền thống, chứa đựng ý nghĩa triết học sâu sắc, gây ảnh hưởng lớn trong văn đàn.
Năm 1988, nhà văn Hàn Thiếu Công chuyển từ tỉnh Hồ Nam tới tỉnh Hải Nam, từng đảm nhiệm chức Chủ tịch Hiệp hội Nhà văn tỉnh Hải Nam, ông chưa bao giờ ngừng sáng tác. Trong thời gian sáng tác hơn 20 năm, Hàn Thiếu Công tôn sùng trạng thái "Tri hành hợp nhất". Ông nói:
"Tôi rất thích từ 'Tri hành hợp nhất', chẳng hạn, tôi thích đọc sách, nhưng tôi ghét mọt sách; tôi tôn sùng khả năng hành động và thực hiện, nhưng tôi cũng không thích những người luôn vùi đầu vào công việc. Tôi cho rằng, nếu một người thực hiện được 'tri hành hợp nhất', sẽ là một chuyện rất hạnh phúc."
Sự từng trải tìm kiếm ở đô thị và nông thôn làm phong phú thêm cuộc sống của Hàn Thiếu Công, cũng làm phong phú thêm cảm hứng sáng tác cho ông. Hiện nay, ông vẫn duy trì trạng thái vừa làm ruộng vừa đọc sách, điều này khiến ông cảm thấy rất hài lòng. Ông nói:
"Kể từ năm 2000, tôi mỗi năm đều dành nửa năm sống ở đô thị, nửa năm sống ở nông thôn. Tôi cho rằng đây là một trạng thái tiếp cận với lý tưởng của tôi, như vậy tôi có cơ hội tiếp xúc với đô thị, nông thôn, xã hội và thiên nhiên. Có lúc tôi mong tiếp xúc với người, có lúc tôi mong ngồi dưới bóng cây một cách cô đơn, cả hai trạng thái này tôi đều cần có. Vừa có thể tiếp xúc với đô thị và nông thôn ở cự ly gần, vừa có thể quan sát và nhớ nhung ở cự ly xa."
Khi sống ở nông thôn, Hàn Thiếu Công đích thân làm ruộng, đích thân xây nhà. Ông cho biết, ông hàng ngày ít nhất phải kiên trì làm việc đồng áng trong 1 tiếng đồng hồ, cuộc sống như thế này làm cho ông mạnh khỏe và tỉnh táo.
Năm 2006, Hàn Thiếu Công "sống ẩn dật ở nông thôn" nhiều năm sáng tác tập tản văn dài "Sơn Nam Thủy Bắc", trong các bài tản văn, ông kể chuyện nông dân như là người bạn và hàng xóm của mình, phản ánh bộ mặt chân thật của họ. Ngoài ra, trong tập tản văn này còn có nhiều câu chuyện và sự miêu tả rất hấp dẫn, cảm động, hoạt bát, thú vị, truyền tải tới độc giả sự phát hiện mới, hiểu biết mới và nhận thức mới về thiên nhiên và truyền thống của ông.
Có nhà bình luận từng nói: "Hành động 'tìm về cội nguồn', về làng của nhà văn Hàn Thiếu Công cũng như tác phẩm và cuộc sống của ông trong hơn 20 năm qua, đã phản ánh mối lo ngại và sự lựa chọn giữa đô thị và nông thôn của một người Trung Quốc." Nhà văn Hàn Thiếu Công về làng, thực ra là thông qua sự từng trải của cá nhân để tiếp cận và nhận thức lại thôn làng và nông dân bị coi nhẹ, bị gạt ra ngoài, thậm chí bị bài xích trong xã hội đương đại.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |