• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • "Tam đạo trà" của dân tộc Bạch ở Đại Lý tỉnh Vân Nam

    2010-10-04 13:39:12     cri

    Nghe Online

    Các bạn thân mến, "Tam đạo trà", cách pha trà ba lần, là văn hóa tục lễ độc đáo ở Đại Lý, tỉnh Vân Nam, là trà đạo đặc biệt mà người Đại Lý đãi khách, chính vì sự tinh tuý của trà đạo này là "Nhất khổ, nhì điềm, tam hồi vị", có nghĩa là thưởng thức lần đầu thấy đắng, lần thứ hai thấy ngọt, lần thứ ba khiến người ta phải ngẫm nghĩ về ý nghĩa cuộc đời nên đã rất được tôn sùng.

    Ở Đại Lý, "Tam đạo trà" đã có lịch sử lâu đời, sử sách ghi chép sớm nhất là thời nhà Đường. Lúc đầu, "Tam đạo trà" chỉ là một cách chúc nguyện của người lớn đối với lớp người trẻ khi đi học, học nghề, làm buôn bán, kết hôn v.v. Ngày nay, "Tam đạo trà" đã trở thành nghi lễ sang trọng nhất của bà con dân tộc Bạch khi đón khách và cũng là văn hóa trà đậm đà bản sắc dân tộc Bạch.

    Ông Nghiêm Học Hầu, được tôn vinh là "Thương nhân văn hóa dân tộc Bạch đương đại", ông là một trong những người quan trọng khiến "Tam đạo trà" cởi bỏ đi lớp áo "quê mùa" đến với mọi người.

    Ông Nghiêm Học Hầu sinh năm 1944 trong một gia đình giàu có chuyên kinh doanh trà ở Hỷ Châu, Đại Lý. Khi ông chào đời, gia tộc nhà họ Nghiêm đã suy thoái, chỉ để lại cho ông căn nhà cổ của gia tộc họ Nghiêm.

    "Lúc đó, chúng tôi làm việc trong căn nhà cổ của nhà họ Nghiêm, do hình thức kiến trúc dân tộc Bạch của căn nhà khá đặc biệt, nên rất được mọi người hoan nghênh."

    Vào một buổi chiều ánh nắng chan hòa rực rỡ, chúng tôi đi thăm ông Nghiêm Học Hầu. Ông Hầu dáng người mảnh khảnh, cao cao, đeo đôi kính lão, quắc thước, nho nhã, nói chuyện hóm hỉnh. Sau khi mời chúng tôi ngồi, ông liền lấy một chiếc giá hình giác đặt lên chậu than, nhóm lửa đun nước, bắt đầu pha "Tam đạo trà" cho chúng tôi.

    Ông cho lá trà vào ấm trà đã được sấy nóng, vừa hơ vừa lắc trên lửa than, cho đến khi lá chè chuyển sang màu hơi vàng, tỏa hương thơm nồng thì mới rót một ít nước sôi vào ấm. Trong phút chốc, ấm trà phát ra tiếng "ung, ung" thì cũng có nghĩa là trà đã pha xong. Rót trà vào chén, nước trà có màu hổ phách, mùi thơm phức. Nhấp một ngụm trà bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm và vị chát của trà lưu lại rất lâu trên lưỡi.

    Năm 1992, ông Nghiêm Học Hầu đã nắm được thời cơ thực hiện ước mơ của mình. Qua sự nỗ lực của bản thân, ông đã thành lập "Công ty du lịch dân cư nhà họ Nghiêm", một thực thể kinh doanh du lịch làng quê đầu tiên của tỉnh Vân Nam, gồm tham quan nghệ thuật kiến trúc dân cư dân tộc Bạch và thưởng thức biểu diễn ca múa nhạc "Tam đạo trà" dân tộc Bạch. Ông Hầu nói:

    "Từ khi có tiết mục biểu diễn 'Tam đạo trà' đến nay, đã thu hút đông đảo du khách, rất được hoan nghênh."

    Ông Nghiêm Học Hầu nói: "Tam đạo trà" gửi gắm ba giai đoạn của đời người. Nhất đạo trà tức là pha trà lần đầu, là trà đắng, mang ngụ ý là giai đoạn khó khăn của đời người, tức là trên đường đời, bước khởi đầu khó khăn, khi bắt đầu lập nghiệp, chữ đắng đầu tiên; Nhị đạo trà tức là pha trà lần thứ hai là trà ngọt, bởi vì khi pha lần thứ hai sẽ cho thêm nhân quả hồ đào, đường đỏ, sữa v.v đều có vị ngọt, mang ngụ ý khổ tận cam lai, bước vào giai đoạn hạnh phúc sau khi trải qua muôn vàn khó khăn; Tam đạo trà tức pha trà lần thứ ba, là trà suy ngẫm, khi pha cho thêm mật ong, hạt tiêu, gừng, vỏ quế v.v vừa lắc vừa uống, có vị ngọt lại hơi tê và hơi đắng, tạo cảm giác suy ngẫm vô cùng, tượng trưng cho giai đoạn bình lặng của đời người. Tam đạo trà, ba mùi vị khác nhau, khổ trước sướng sau, có nghĩa là cuộc đời đầy cảm xúc, mang ngụ ý sâu xa.

    Tiết mục biểu diễn ca múa nhạc "Tam đạo trà" của ông Nghiêm Học Hầu vừa ra mắt đã nhận được sự hoan nghênh của du khách, trở thành tiết mục "tủ" của nhà họ Nghiêm. Rất nhiều điểm du lịch khác cũng đua nhau học theo. Mặc dù chương trình biểu diễn ca múa nhạc rất được hoan nghênh, nhưng trong lòng ông Nghiêm Học Hầu vẫn canh cánh một mối lo âu.

    "Khi bước vào căn nhà cổ này, du khách chỉ có cảm giác là sân nhà sâu hun hút, mà lại không thấy được cái tinh hoa của nó. Tinh hoa của dân tộc Bạch có điêu khắc tượng, tranh màu, khảm thạch hoa cương, thư pháp v.v."

    Năm 1999, Triển lãm nghệ thuật hoa cây cảnh Thế giới được tổ chức tại Côn Minh, nên du khách đến thăm nhà họ Nghiêm cũng tăng gấp đôi, trong khi đó giao thông đi lại và khả năng đón tiếp du lịch lại nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, nhất là sức chứa của đại sảnh xem biểu diễn "Tam đạo trà" rất có hạn, điều này càng khiến ông Nghiêm Học Hầu lo lắng đứng ngồi không yên. Năm 2000, ông Nghiêm Học Hầu quyết định dốc toàn bộ số tiền tích lũy được trong 8 năm kinh doanh, vay thêm vốn ngân hàng xây dựng công trình "Dân cư nhà họ Nghiêm" mới hiện nay.

    "Dân cư nhà họ Nghiêm" với tổng diện tích mặt bằng 5200 mét vuông, mở rộng gần gấp 3 lần so với căn nhà cổ họ Nghiêm trước đây. "Dân cư nhà họ Nghiêm" được xây dựng theo kiến trúc điển hình của dân tộc Bạch. Ông Lương, du khách đến từ Quảng Tây nói:

    "Rất tốt, không gian văn hóa ở đây khá đậm đà."

    Kể từ năm 2002 "Dân cư nhà họ Nghiêm" mở cửa đón khách đến nay, hàng ngày bình quân đón tiếp gần nghìn du khách. 15 năm qua, tiết mục biểu diễn ca múa nhạc "Tam đạo trà" của "Dân cư nhà học Nghiêm" đã được trình diễn hơn 30 nghìn buổi, cả thảy đón hơn 3 triệu lượt khách trong và ngoài nước. Hiện nay, ông Hầu cũng đang lập hồ sơ xin đưa công nghệ chế biến "Tam đạo trà" vào danh sách bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cấp Tỉnh. Chủ nhiệm Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể thành phố Đại Lý Triệu Quế Viễn nói:

    "Có thể nói, ông Nghiêm Học Hầu là một trong những người thừa kế "Tam đạo trà" dân tộc Bạch chính cống của Hỷ Châu, ông đã phát huy vai trò dẫn đầu trong việc thúc đẩy giới thiệu và quảng bá "Tam đạo trà" ra thị trường."

    Hiện nay, ông Nghiêm Học Hầu lại tiếp tục mở rộng phòng biểu diễn "Tam đạo trà", biến sân khấu kịch truyền thống thành sân khấu hiện đại, sử dụng những công nghệ tiên tiến như âm thanh, ánh sáng hiện đại v.v để biểu diễn các tiết mục truyền thống của dân tộc Bạch như "bấu cô dâu", "trêu chú rể", "múa sấy trà" v.v, khiến "Tam đạo trà" truyền thống trở thành sản phẩm văn hóa nghệ thuật đầy hơi thở thời đại.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>