• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Nhà bảo tàng đũa tư nhân của cụ Lam Tường

    2010-09-30 15:08:20     cri

    Các bạn thính giả thân mến, Trung Quốc, Việt Nam cũng như nhiều nước Châu Á khác đều dùng đũa ăn cơm, riêng Trung Quốc dùng đũa ăn cơm đã hơn nghìn năm lịch sử. Hiện nay, đũa đã trở thành một trong những đại diện cho nền văn hóa Trung Quốc. Hôm nay, xin mời các bạn cùng đến thăm một nhà bảo tàng đũa tư nhân, để tìm hiểu về truyện kể liên quan đến đũa.

    Nhà bảo tàng này nằm trên đại lộ Đa Luân, một đường phố văn hóa danh nhân của Thượng Hải, mặt tiền nhà bảo tàng không lớn lắm, nhưng nó đích thực là nơi chuyên môn trưng bày văn hóa đũa duy nhất tại Trung Quốc, chủ nhà này là cụ Lam Tường năm nay 80 tuổi. Cụ bắt đầu lưu trữ đũa từ thập niên 70 thế kỷ trước, đến nay đã lưu trữ được hơn 2000 đôi đũa từ triều nhà Đường đến nay, cũng như đũa của các nước Triều Tiên, Nhật Bản, Thái Lan v v, trở thành người đầu tiên lưu trữ đũa tại Trung Quốc.

    Tổ tiên người Trung Quốc là người trước tiên sử dụng đũa ăn cơm, nhưng nó được phát minh từ lúc nào? Qua khảo chứng của cụ Lam Tường thì trong sử sách có ghi đũa được xuất hiện từ triều nhà Thương.

    "Trong "Sử Ký" có ghi vua Trụ là người phát minh ra đôi đũa bằng ngà voi đầu tiên của Trung Quốc, Trụ là vua cuối thời triều nhà Thương, cũng tức là nói vào 3100 năm trước, Trung Quốc đã có đũa bằng ngà voi".

    Đây là ghi chép trong văn hiến liên quan đến đũa, nhưng hình dạng ̣đũa xuất hiện sớm nhất là vào khoảng 4 đến 5 nghìn năm trước. Bấy giờ, tổ tiên người Trung Quốc đã biết nấu nướng thức ăn, vì sợ bỏng tay nên họ đã dùng cành cây để gắp, nên dần dần mới hình thành đôi đũa như ngày nay.

    Cụ Lam Tường từng là quân nhân, đôi đũa đầu tiên cụ lưu trữ là từ cuộc chiến tranh viện Triều chống Mỹ do một bà cụ người Triều Tiên tặng cho cụ. Bấy giờ, cụ còn chưa có khái niệm lưu trữ, một sự kiện ngoại giao xảy ra trong thời gian tổng thống Mỹ Richard Nixon sang thăm Trung Quốc sau đó mới khiến cụ nảy sinh ý định lưu trữ đũa.

    "Trong buổi quốc yến tại đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh, khi tổng thống Nixon vừa đặt đôi đũa xuống, thì một phóng viên Toronto Canađa đã đi tới cầm lấy đôi đũa bỏ vào trong túi áo của mình. Về sau, phóng viên này sang Mỹ, có mười mấy nhà lưu trữ đã vây lấy anh đòi mua đôi đũa. Anh phóng viên này nói, vật có ý nghĩa tiêu biểu nhất trong chuyến thăm TQ của tổng thống Nixon là đôi đũa của đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh, các ông có bỏ ra 2 nghìn đô tôi cũng không bán".

    Năm 1978, cụ Lam Tường xem báo biết được việc này, mới thấu hiểu đũa không chỉ là đồ dùng để ăn cơm, mà còn có giá trị văn hóa và ý ngĩa quốc tế sâu sắc, nên từ đó cụ một lòng lao vào thu tập lưu trữ đũa. Các loại đũ cụ lưu trữ gồm nhiều kiểu, niên đại và chất liệu rất khác nhau, từ đũa bằng vàng, bạc, đồng, đến bằng ngà voi, ngọc bích, tre, gỗ, san hô, xương thú, đồng xanh v v. Ngoài ra, cụ còn lưu trữ mấy trăm loại ống đựng đũa, hộp đũa và gối đũa. Tại nhà lưu trữ đũa tư nhân của cụ, cụ đã đưa cho chúng tôi xem vật lưu trữ đặc biệt của mình, cụ đưa ra một ống dài bằng chất liệu Cảnh thái lam, trên thân ống khắc đầy văn tự dân tộc Mãn và dân tộc Mông Cổ, phía trên ống có nắp đậy, phía dưới có tua cài ngọc. Khi mở nắp ra, bên trong có một đôi đũa bạc và một con dao găm, hai chiếc đũa nối liền với nhau bằng một dây chuyền bạc, khi rỡ dây chuyền ra mới biết bên trong đũa đều rỗng, mỗi đầu dây chuyền có một chiếc tăm giấu trong đũa.

    Cụ Lam Tường không chỉ lư trữ đũa, mà còn nghiên cứu về đũa, cụ đã viết ra 6 quyển sách liên quan đến đũa, đũa ngoài có chức năng là dùng cụ ra, còn có hàm ý đại diện cho cát tường, thậm trí còn tượng trưng cho tình yêu đẹp đẽ.

    "Một đôi đũa suốt đời không lìa xa nhau, trong thời cổ, khi cưới xin trong đồ dùng cô dâu đem theo có một đôi đũa, đây có ngụ ý là thành cặp thành đôi. Ngoài ra, tên gọi đũa trong tiếng Hán còn có nghĩa là chóng sinh quý tử".

    Hiện nay, cụ Lam Tường đã thành lập Hội xúc tiến văn hóa đũa Thượng Hải do cụ làm hội trưởng, tích cực tuyên truyền văn hóa đũa trong lớp trẻ Trung Quốc, cụ mong văn hóa đũa của dân tộc Trung Hoa được phổ cập và kế thừa mãi mãi.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>