• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Câu chuyện về bé gái dân tộc Hán và mẹ nuôi dân tộc Uây-ua

    2010-07-26 18:47:09     CRIonline

    Nghe Online

    Tại khu chung cư đường Hồng Kỳ thành phố Xương Cát châu Tự trị dân tộc Hồi Xương Cát Khu Tự trị Uây-ua Tân Cương, có một gia đình khá đặc biệt, trong gia đình này hai vợ chồng dân tộc Uây-ua cùng một cậu con trai và một cô con gái nuôi dân tộc Hán chung sống hoà thuận và hạnh phúc. Nói đến gia đình đặc biệt này, hàng xóm láng giềng ai nấy đều tấm tắc khen ngợi, tình cảm nồng đậm giữa hai mẹ con khiến mọi người phải cảm động. 

    Tại một lớp học của trường THCS thành phố Xương Cát, các em học sinh đang khẩn trương ôn thi. Trong đám học sinh dân tộc Ca-dắc-xtan, dân tộc Hồi, dân tộc Uây-ua, có một bé mặc áo sơ mi xanh, tết tóc đuôi sam, khuôn mặt xinh xắn đáng yêu khá nổi bật, cô bé này tên là Cu-li, nhân vật chính của câu chuyện hôm nay.

    Cu-li, trong tiếng Uây-ua có nghĩa là "bông hoa". Cô gái dân tộc Hán này sao lại được đặt tên của dân tộc Uây-ua? Chuyện phải kể lại từ 13 năm trước.

    Một buổi chiều của ngày 27 tháng 10 năm 1997, thời tiết Tân Cương vào cuối thu đã bắt đầu se se lạnh. Ngày này, như thường lệ, chị Mai-ni-sa-khan Sa-út đạp một chiếc xe ba bánh đi chợ ở thành phố Xương Cát cùng với cậu con trai chưa đầy 10 tuổi của mình. Khi hai mẹ con mua xong thức ăn và chuẩn bị về nhà thì phát hiện trên chiếc xe ba bánh của mình đã có thêm một chiếc hộp to lạ mắt. Chị mở ra xem, bỗng giật thót cả mình, trong hộp đựng một đứa trẻ sơ sinh. Nhắc lại tình cảnh lúc ấy, chị Mai-ni-sa-khan Sa-út vẫn nhớ như in:

    "Lúc ấy bé Cu-li hình như mới sinh được 3 ngày, được đựng trong một chiếc hộp giấy, để trên chiếc xe ba bánh của tôi. Tôi đợi ở chợ hơn ba tiếng đồng hồ, đến khi trời tối mịt mới về nhà. Lúc ấy trong hộp còn có một bình sữa và một ít sữa bột, tôi pha cho cháu uống, nhưng đợi mãi không có ai đến nhận bé, đến 11 giờ tối tôi bế cháu về nhà."

    Như vậy, bé Cu-li mới được 3 ngày tuổi bị bỏ rơi đã được chị Mai-ni-sa-khan Sa-út mang về nhà nuôi. Từ đó, cô bé dân tộc Hán này được đặt tên là Cu-li, một cái tên rất đẹp của dân tộc Uây-ua.

    Thêm một đứa con, với căn nhà 30 mét vuông, lại không có thu nhập ổn định, cuộc sống của gia đình vốn đã eo hẹp này càng eo hẹp. Nhưng cả nhà chị Mai-ni-sa-khan Sa-út tốt bụng vẫn cố gắng nuôi dạy bé Cu-li nên người.

    "Tôi bế bé Cu-li về, nhà tôi cũng thích lắm, lập tức chạy đi nông trang mua sữa cho bé. Tôi nghĩ, chỉ cần tôi có một miếng cơm ăn, tôi sẽ không để cháu đói. Người khác nói với tôi rằng tôi không có công việc ổn định, bởi vì nhà máy gang thép của tôi chỉ hoạt động sản xuất khi có công trình thi công xây dựng, mùa hè chỉ có ba, bốn tháng có việc làm, mùa đông phải nghỉ ở nhà, không có lương, nhưng tôi nghĩ dù vất vả thế nào tôi cũng cố gắng nuôi bé khôn lớn."

    Tuy vất vả một chút, nhưng cuộc sống vẫn có thể tằn tiện qua ngày. Thế nhưng những ngày yên bình không được bao lâu. Khi bé Cu-li gần hai tuổi, nhà máy gang thép thành phố Xương Cát mà hai vợ chồng chị Mai-ni-sa-khan Sa-út làm việc bị phá sản. Điều này khiến cuộc sống của gia đình trở nên khốn quẫn. Để có tiền mua sữa cho bé Cu-li, cả nhà buộc phải đi nhặt rác ở một bãi rác cách thành phố Xương Cát mấy chục cây.

    Trong gia đình dân tộc Uây-ua này, anh trai A-ba-bai-khơ cũng rất thương yêu em gái, tuy còn ít tuổi, nhưng A-bai-khơ cũng dành dụm tiết kiệm, nhường thứ tốt nhất cho em gái. Bé Cu-li nhắc lại một câu chuyện một chai nước giải khát "Oa-ha-ha" mà mẹ kể.

    "Mẹ em kể lại với em, câu chuyện anh trai em lúc còn bé đi chơi với bạn, mọi người đều uống nước giải khát Oa-ha-ha. Trước mặt mọi người, anh trai em giả vờ hút bằng ống hút, nhưng thật ra là anh ấy hút vờ, để dành mang về nhà cho em. Mẹ em nói, thực ra anh trai rất thích uống loại nước giải khát ấy, điều này khiến em thật sự cảm động."

    Để cho bé Cu-li đi học, anh trai A-bai-khơ-rơ quyết định bỏ học. Chưa học xong cấp hai, anh trai A-bai-khơ-rơ mười mấy tuổi đầu nghỉ học đi kiếm việc làm. Cho dù cuộc sống khó khăn nhưng chưa lúc nào gia đình dân tộc Uây-ua này từ bỏ trách nhiệm đối với em bé Cu-li, chị Mai-ni-sa-han nói:

    "Tôi nói với con rằng, mình nghèo nhưng không chí không nghèo. Con phải học thật giỏi, về sau con thi đỗ vào đại học. Dù bố mẹ không có tiền, nhà nước cũng sẽ hỗ trợ cho con đi học."

    Hiện nay, bố Mai-hơ-mu-ti đạp xe ba bánh chở hàng kiếm thêm chút tiền, mẹ Mai-ni-sa-han làm nhân viên vệ sinh, anh trai A-bai-khơ-rơ làm nhân viên bảo vệ. Cuộc sống cả nhà cũng tương đối ổn định.

    Tuy có nhiều đắn đó suy nghĩ nhưng chị Mai-ni-sa-han vẫn quyết định kể sự thật về thân phận của bé Cu-li vào sinh nhật lần thứ 18 của bé Cu-li. Nhưng điều khiến chị bất ngờ là, bé Cu-li đã tình cờ biết được thân phận mình khi em mới 10 tuổi. Bé Cu-li nói:

    "Khi em học lớp 4, em phải làm văn, thường em lưu giữ bài viết trong túi đựng bài kiểm tra. Có một lần, em muốn tìm những bài viết trước đây tham khảo khi mở một túi đựng bài kiểm tra, bỗng phát hiện Đơn xin nhận con nuôi, em tò mò mở ra... từ lúc ấy, em đã biết sự thật về mình rồi, nhưng em không nói với mẹ."

    Biết thân thế của mình, bé Cu-li không nói cho ai biết. Nhưng một sự kiện xảy ra bất ngờ giữa hai mẹ con đã khiến hai mẹ con có thể thẳng thắn với nhau, bí mật của thân thế được giữ hơn chục năm nay rốt cuộc được nói ra. Lần ấy là vì bé Cu-li mua rau về đưa lại tiền không đủ, bị mẹ đánh.

    "Tôi đánh cháu, cháu nói 'mẹ đánh con là phải, bởi vì con chỉ là con nuôi của mẹ mà thôi'. Tôi giật cả mình, lúc ấy nước mắt tôi cứ trào ra... tôi nói 'mẹ nuôi con khôn lớn, con sao lại nói vậy?' tôi buồn lắm. Cháu ôm tôi khóc và nói: 'Mẹ ơi, mẹ là người mẹ tốt nhất trên đời này, dù mẹ ruột con giàu đến mức độ như thế nào con cũng không theo. Mẹ yên tâm nhé.' Hai mẹ con cứ ôm nhau mà khóc."

    Đối với một bé gái chỉ 10 tuổi, đây là một đòn tâm lý nặng nề. Nhưng bé Cu-li chín chắn trước tuổi không những không thay đổi tình cảm của Cu-li đối với người nhà, ngược lại khiến bé Cu-li càng chín chắn, càng yêu bố mẹ và anh trai, quyết tâm cố gắng học tập, thực hiện nguyện vọng của cha mẹ, và đáp lại công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ.

    "Điều duy nhất mà em có thể thực hiện là cố gắng học hỏi. Tuy bốn chữ này rất đơn giản, nhưng làm rất khó, phải bỏ ra công sức nhiều hơn người ta. Em phải cố gắng học tập để không phụ lòng cha mẹ."

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>