Tháng 6 vừa qua, một cuộc triển lãm về tác phẩm của các nghệ nhân thủ công mỹ nghệ diễn ra tại Bắc Kinh khiến khán giả trầm trồ khen ngợi, nghệ nhân dùng đất bùn lấy từ đồng ruộng nặn thành những đồ chơi thú vị dành cho trẻ em, một viên đá bình thường, một thanh tre, một mảnh vải đều có thể làm thành tác phẩm nghệ thuật tinh xảo. Thực ra, đây chỉ là một phần rất nhỏ trong di sản truyền thống phong phú của Trung Quốc, 5 năm qua, Chính phủ Trung Quốc luôn nỗ lực phổ biến kiến thức và quan niệm bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trong toàn xã hội, mong thông qua khai thác, giới thiệu di sản ngay ở bên cạnh người dân, để càng nhiều người tham gia công tác bảo tồn.
Long Tuyền, tỉnh Chiết Giang ở miền đông nam Trung Quốc có phong cảnh tươi đẹp, là quê hương đồ sứ men xanh Long Tuyền - đồ sứ nổi tiếng Trung Quốc. Hàng nghìn năm qua, đồ sứ hảo hạng nơi đây có màu men xanh của ngọc, trong sáng, thể hiện thẩm mỹ cổ điển Trung Quốc. Năm ngoái, công nghệ đồ sứ Long Tuyền truyền thống được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
Anh Mao Vĩ Kiệt là một thợ làm đồ sứ ở tỉnh Chiết Giang, đối với công nghệ làm đồ sứ của cha ông, anh Kiệt từ thuở nhỏ đã nghe đến thuộc lòng và ngấm vào da thịt. Anh Kiệt sinh ra trong một gia đình nhiều thế hệ đều làm đồ sứ men xanh, cha anh nghiên cứu đồ sứ men xanh Long Tuyền hơn 50 năm, là người kế thừa di sản văn hóa phi vật thể này. Theo anh Kiệt, so với các bậc tiền bối, trình độ hiểu biết và chế tác đồ sứ của lớp trẻ như anh còn có khoảng cách rất lớn.
Ở Long Tuyền, nhiều gia đình như anh Kiệt đều kiếm sống bằng nghề làm đồ sứ, có công nghệ làm đồ sứ truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ trẻ có cảm tình đặc biệt đối với đồ sứ. Nhiều giới trẻ chủ động học hỏi công nghệ làm đồ sứ men xanh, không chỉ nhằm mục đích kiếm sống, mà còn vì nhận thức được có trách nhiệm kế thừa công nghệ quý báu do cha ông để lại.
Ông Trương Khánh Thiện, Phó Chủ nhiệm thường trực Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể Trung Quốc nói, trong phạm vi cả nước, sự hiểu biết đối với khái niệm di sản văn hóa phi vật thể đã được nâng cao rõ rệt trong những năm qua. Ông nói:
"5-6 năm trước, người ta hiểu không rõ về khái niệm di sản văn hóa phi vật thể, giờ đây, cụm từ này đã trở thành một cụm từ mọi người quen thuộc nhất. Điều này phản ánh ý thức bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của người dân đã lên tới mức cao chưa từng có. Chúng tôi đã làm nhiều công việc, bao gồm triển khai điều tra trong phạm vi cả nước, đây là cuộc điều tra di sản văn hóa phi vật thể có quy mô lớn nhất kể từ năm 1949 thành lập nước Trung Hoa mới đến nay, cuộc điều tra này không những là nhằm mục đích điều tra tình hình, mà còn nhằm mục đích giáo dục toàn dân. Thông qua cuộc điều tra, mọi người đã hiểu được di sản văn hóa phi vật thể ngay ở bên mình. Những thứ thường thấy thực ra là di sản quý báu do tổ tiên để lại, là của cải tinh thần quý báu của chúng ta. Những nghệ nhân dân gian trở thành nghệ nhân bậc thầy về nghệ thuật được Nhà nước coi trọng, mọi người quan tâm."
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |