• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Trường tiểu học dân tộc dưới chân núi Ki-nô

    2010-02-08 17:56:18     cri

    Nghe Online

    Châu Xíp-xỏng-bản-na tỉnh Vân Nam miền tây nam Trung Quốc có núi Ki-nô mà dân tộc Ki-nô, dân tộc được xác định cuối cùng của Trung Quốc tập trung sinh sống. Buổi sáng mỗi ngày, các em học sinh từ khắp các bản làng, thôn xóm của núi Ki-nô lại lũ lượt tốp ba tốp năm cắp sách đến trường, bắt đầu một ngày học mới. Trong giờ nghỉ giải lao, con trai thì chạy đến sân thể thao tập đánh bóng rổ, con gái thì nhảy dây, đá cầu.

    "6 giờ rưỡi sáng đến trường, 7 giờ thầy cô đến phát bữa sáng, 8 giờ lên lớp, sau 4 tiết học là tan học, về nhà ăn bữa trưa. 2 giờ chiều lại đến trường, 2 giờ rưỡi vào lớp làm trực nhật, sau đó nếu có tiết vi tính thì có thể truy cập mạng."

    Cô bé có thể đọc vanh vách giờ học hàng ngày này là em Trương Khả Tâm, là học sinh lớp 5 của trường tiểu học dân tộc Ki-nô. Em Tâm là học sinh ngoan ngoãn, học giỏi, từ lớp hai đã làm lớp trưởng. Bố mẹ em Tâm đi làm thuê ở tỉnh khác, em sống với ông bà nội với hoàn cảnh gia đình không thật sung túc lắm. Nhưng em Tâm vẫn có thể vui vẻ đến trường, không phải lo lắng gì. Bởi vì ở trường tiểu học Ki-nô thực hiện chính sách giáo dục nghĩa vụ và miễn học phí, tạp phí. Hiệu trưởng trường tiểu học Dân tộc Ki-nô Dương Thế Trạch nói:

    "Nhà nước áp dụng chính sách miễn toàn bộ học phí cho các em, sách giáo khoa cũng do nhà nước cung cấp, học sinh nội trú còn được trợ cấp 50 nhân dân tệ hàng tháng, các em học sinh dân tộc thiểu số được trợ cấp 250 nhân dân tệ một năm. Đây là chính sách đặc biệt của nhà nước đối với dân tộc Ki-nô, hiện nay các em đi học không phải lo vấn đề học phí, bởi vì bây giờ không thu học phí, đến trường còn được lĩnh thêm tiền."

    Dân tộc Ki-nô là một trong những dân tộc có số người tương đối ít của Trung Quốc. Kể từ giữa thế kỷ 20, dân tộc Ki-nô từ hình thái ý thức xã hội nguyên thủy trực tiếp quá độ sang xã hội chủ nghĩa, dân số vào khoảng 22 nghìn người. Dân tộc Ki-nô không có chữ viết riêng, nhưng vẫn giữ được ngôn ngữ dân tộc. Để bảo tồn và kế thừa văn hóa Ki-nô, trường tiểu học dân tộc Ki-nô áp dụng giáo dục song ngữ, tức trong khi dạy tiếng phổ thông, còn xây dựng giáo trình dạy tiếng dân tộc Ki-nô cho các em học sinh lớp dưới. Thầy giáo môn văn dân tộc Ki-nô Sa Văn Vân nói, giáo dục song ngữ gồm tiếng Ki-nô và tiếng phổ thông phát huy vai trò "một công đôi việc" tại trường dân tộc.

    "Tôi thấy giáo dục song ngữ rất cần thiết, bởi vì rất nhiều em học sinh dân tộc Ki-nô lớn lên đều không biết nói tiếng Ki-nô, đây là một vấn đề rất nổi cộm. Khi các em đến trường, các em đã có sẵn nền tảng tiếng mẹ đẻ, chúng tôi tiếp tục dạy tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho các em nói tiếng mẹ đẻ, sau một thời gian, các em sẽ không quên tiếng mẹ đẻ, trong khi đó lại có thể học tốt tiếng phổ thông."

    Sau hai tiết học buổi sáng, các em chạy ra sân tập bài thể dục giữa giờ. Điều đáng nói là, Trường tiểu học Ki-nô có chương trình tập thể dục giữa giờ rất đặc sắc. Chương trình này không những có thể giúp các em rèn luyện thân thể, mà còn kết hợp được đặc điểm múa dân tộc Ki-nô, động tác mạnh, nhịp điệu nhanh, sau khi tập có thể đạt hiệu quả cao. Người sáng tác bài tập thể dục giữa giờ này không phải chuyên gia thể thao, mà chính là một giáo viên dạy thể thao có thâm niên công tác mười mấy năm ở trường. Thầy tên là Triệu Thuận Bình. Thầy Bình nói, là một trong những thành viên của dân tộc Ki-nô, thầy sáng tác bài tập dân tộc với mục đích để các em đi đến đâu đều nhớ đến văn hóa dân tộc mình. Anh nói:

    "Tôi đã sáng tác bài tập thể dục giữa giờ này căn cứ vào nghệ thuật dân tộc Ki-nô, tôi nghĩ, muốn để các em kế thừa văn hóa của dân tộc mình, phải giúp các em ngay từ nhỏ đã có nhận thức về văn hóa dân tộc mình, về sau đi đến đâu cũng đều nhớ đến và sẽ không bao giờ lãng quên, đánh mất văn hóa dân tộc Ki-nô."

    Để làm phong phú thêm cuộc sống của các em học sinh, dưới sự tài trợ và giúp đỡ từ nhiều nguồn, trường đã xây dựng một thư viện nhỏ, cung cấp hơn trăm đầu sách cho học sinh. Trường còn thành lập tiểu nhóm có cùng sở thích sở trường như thêu thùa dân gian, múa, âm nhạc vv, trở thành "lớp học thứ hai" được các em yêu thích.

    Bước chân vào trường, bạn sẽ thường xuyên nghe thấy những tiếng chào hỏi thầy cô lễ phép, thường xuyên bắt gặp những khuôn mặt nở nụ cười tươi tắn. Từ các em học sinh, có thể nhìn thấy tính cách phóng khoáng, lạc quan của dân tộc Ki-nô. Trường tiểu học dân tộc dưới chân núi này đã gửi gắm bao niềm hy vọng của dân tộc Ki-nô, mà chính nơi đây sẽ là chặng đầu tiên mà các em thực hiện ước mơ của mình.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>