Sau khi Minh Võ Tông băng hà, vì vua không có con trai, nên căn cứ theo nguyên tắc "Huynh chung đệ kế" thì đến lượt người em họ ông lên nối ngôi, tức Minh Thế Tông. Trong thời kỳ đầu vua Minh Thế Tông thì tình hình chính trị trong nước có phần tiến bộ, nhưng ít lâu sau do vấn đề thân phận cha đẻ mình, giữa vua và các đại thần đã xảy ra bất đồng nghiêm trọng. Minh Thế Tông kiên trì đặt thân phận cha mình là hoàng đế để đưa vào Thái Miếu cúng tế, nhưng vì việc này không phù hợp lễ chế lúc bấy giờ, nên bị các đại thần kiên quyết phản đối. Cuộc tranh chấp này kéo dài gần 20 năm trời, trước sau có mấy trăm quan chức lớn nhỏ bị cắt lương, cách chức hoặc đày ra biên cương.
Cuối cùng thì cha đẻ Minh Thế Tông với thân phận "Hiến Hoàng Đế" cũng được đưa vào Thái Miếu . Nhưng từ đó về sau, Minh Thế Tông hầu như mất hết hứng thú đối với ngôi vua, bắt đầu quay sang tôn sùng đạo giáo, nhà vua cho xây đàn cầu tiên trong cung, sau đó không quan tâm tới triều chính nữa. Phàm ai sùng đạo thì được trọng dụng, đại học sĩ Nghiêm Tung vì giỏi khởi thảo văn thư tế thần, nên được phong làm Thủ Phụ ngang với chức tể tướng.
Nghiêm Tung tự Duy Trung, hiệu Giới Khê, người Phân Nghi- Giang Tây, sinh năm 1480 trong một gia đình quan lại, 25 tuổi thi đỗ tiến sĩ. Cuộc đời làm quan của ông được chia thành hai giai đoạn: Thời kỳ trước 48 tuổi thì chức vụ tuy có tăng nhưng không cao lắm. Sau khi trải qua dày công nghiên cứu mánh khóe làm quan, cuối cùng ông đã rút ra bài học là muốn được thăng chức thì phải biết nói dối, không biết liêm sỉ thì mới được quyền quý. Từ đó về sau, ông bắt đầu bước vào giai đoạn làm theo ý đồ này, chức vụ quả nhiên thăng tiến rất nhanh, cho mãi tới khi chỉ còn thấp hơn mỗi nhà vua nữa mà thôi.
Nghiêm Tung là người giỏi nịnh hót, khiến Minh Thế Tông thật hả lòng hả dạ. Sau khi làm Thủ Phụ, Nghiêm Tung đã cùng con trai là Nghiêm Thế Phan tiến hành kéo bè kéo phái, lạm dụng chức quyền tham nhũng, các đại thần trong triều đều hùa theo và có hơn 30 quan chức đã nhận ông làm bố nuôi. Được sự ủng hộ của đám người này, Nghiêm Tung càng mạnh tay thao túng triều chính.
Tình hình chính trị mục nát và lực lượng biên phòng suy yếu, đã tạo cơ hội cho các bộ lạc phương bắc xâm lấn nhà Minh. Tháng 8 năm 1550, thủ lĩnh Den Ta dẫn quân tiến đánh Đại Đồng. Tổng binh phòng vệ Đại Đồng-Thù Loan là một công tử bột, cơ bản không hiểu biết gì về quân sự, đã đem vàng bạc ra đút lót Den Ta và yêu cầu ông dẫn quân sang đánh nói khác. Den Ta nhận được vàng bạc liền điều quân đánh sang phía đông, nhanh chóng chiếm được Thông Châu ở ngoại ô Bắc Kinh.
Vua Gia Tĩnh hoảng hốt vội hạ chiếu cho các đạo binh mã đến cần vương. Theo đà các đạo binh mã cần vương lũ lượt kéo đến, binh bộ thượng thư Đinh Nhữ Quỳ thấy đã đủ lực lượng mới hỏi ý Nghiêm Tung có nên kéo quân ra đánh hay không, Nghiêm Tung trả lời rằng: "Bắc Kinh khác với biên cương, ở ngoài biên cương dù bị thua trận vẫn có thể báo công, còn ở đây mà bị thua thì nhà vua sẽ biết ngay, muốn lấp liếm cũng chẳng được, chi bằng cứ để cho quân địch mặc sức cướp phá, cướp đủ rồi thì chúng tất phải rút về, chẳng cần ra đánh làm gì". Đinh Nhữ Quỳ nghe theo. Do đó, hơn 100 nghìn đại quân trong thành chỉ trơ trơ đứng nhìn quân của Den Ta tự do cướp phá, giết chóc ở ngoại thành Bắc Kinh.
Sự kiện này xảy ra vào năm 1550, cũng tức là năm Canh Tuất nông lịch, nên lịch sử mới gọi là "Canh Tuất chi biến". Đây là một vết nhơ trong lịch sử triều nhà Minh.
Năm 1553, Binh bộ viên ngoại Dương Kế Thịnh dâng tấu chương lên nhà vua luận tội Nghiêm Tung, trong đó đã phanh phui 10 tội danh và 5 điều gian của Nghiêm Tung, tức thì làm náo động cả triều đình. Nghiêm Tung tức tối đã vu cáo Dương Kế Thịnh trước mặt Minh Thế Tông, khiến nhà vua ra lệnh đình trượng Dương Kế Thịnh, rồi giam ông vào ngục Cẩm y vệ. Dương Kế Thịnh bị đánh nát cả thịt da, ông dùng dao cắt các miếng thịt nát trên thân mình, khiến đám ngục tốt nhìn thấy mà khiếp vía.
Dương Kế Thịnh bị giam đến 3 năm, Nghiêm Tung không dám bức hại, nhưng về sau vì có một số đại thần toan giải cứu ông, nên mới quyết định sát hại ông vào mùa thu năm 1555.
Tuy Nghiêm Tung được nhà vua che chở, nhưng hành vi gian trá của hắn luôn luôn bị các đại thần dâng thư luận tội, đặt cơ sở vững chắc cho việc lật đổ cha con Nghiêm Tung sau này.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |