Họa sĩ Tạ Tông Quân là một trong những họa sĩ tham gia sáng tác mỹ thuật về đề tài lịch sử quan trọng lần này. Tác phẩm tranh của ông mang tên "Dấu lăn vân tay có ảnh hưởng đến sống chết", phản ánh sự kiện nông dân thôn Tiểu Cương huyện Phượng Dương tỉnh An Huy, quê hương ông, xây dựng chế độ nhận ruộng khoán. Một buổi tối mùa đông năm 1978, 18 nông dân thôn Tiểu Cương đã ký một thỏa thuận bí mật, chia ruộng đất của thôn cho các hộ nông dân nhận khoán.
Hành vi này vi phạm pháp luật và chính sách Trung Quốc lúc đó, nhưng 18 hộ nông dân đã lăn dấu vân tay trên thỏa thuận nhằm đi đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Những dấu lăn vân tay này được gọi là "Dấu lăn vân tay có ảnh hưởng đến sống chết". Rút cuộc, hành động này đã được Chính phủ Trung Quốc chấp nhận và tích cực nhân rộng, trở thành một mốc lịch sử trong quá trình cải cách Trung Quốc. Sau đó không lâu, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu thực thi chính sách cải cách mở cửa, kinh nghiệm nhận ruộng khoán của thôn Tiểu Cương đã được phổ biến trong phạm vi cả nước, nông dân huyện Phượng Dương đã để lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước Trung Hoa mới.
Họa sĩ Tạ Tông Quân có cảm nhận sâu sắc đối với sự kiện cải cách ở thôn Tiểu Cương. Năm 2006, ông cùng 6 họa sĩ tỉnh An Huy tổ chức thành nhóm sáng tác, bắt đầu sáng tác đề tài lịch sử này.
Nhóm sáng tác do ông Tạ Tông Quân dẫn đầu đã đến các thôn làng tỉnh An Huy vẽ cảnh vật thật hơn 30 lần, 2 lần đến thôn Tiểu Cương tìm những nông dân lăn tay năm đó, tìm hiểu tường tận tình hình thực tế lúc bấy giờ. Họ đã thảo luận nhiều phương án sáng tác, cuối cùng họ đã đưa ra bức tranh Trung Quốc khổ lớn mang tên "Dấu lăn vân tay có ảnh hưởng đến sống chết".
Bức tranh "Dấu lăn vân tay có ảnh hưởng đến sống chết" là tranh thủy mặc Trung Quốc, ở chính giữa bức tranh với gam màu đen trắng làm nền, vài dấu vân ngón tay màu đỏ thắm hiện lên rõ nét. Ông Tạ Tông Quân cho biết, ông vẽ bức tranh này trên cơ sở hiểu biết lớn nhất đối với đời sống của mình. Ông nói:
"Tôi cho rằng, điều quan trọng nhất của nghệ thuật là sự hiểu biết về đời sống. Chẳng hạn, thôn Tiểu Cương huyện Phượng Dương là mảnh đất tôi sinh ra và lớn lên, tôi là trẻ em lớn lên ở nông thôn huyện Phượng Dương. Tôi đã chứng kiến sự kiện lịch sử này, có sự từng trải phong phú, có cảm nhận sâu sắc đối với sự sống. Khi sáng tác tác phẩm, họa sĩ cần phải dùng tình cảm chân thành phản ánh đề tài mình quen biết nhất."
Trong quá trình nghiên cứu lịch sử một cách tỷ mị, các hoạ sĩ tham gia sáng tác đều cảm nhận được trách nhiệm sứ mệnh lịch sử mạnh mẽ, điều này khiến họ không ngừng tìm kiếm thực hiện đột phá trong quá trình sáng tác, nhằm thể hiện lại giờ phút lịch sử chấn động lòng người bằng hình thức chân thật nhất. Triển lãm này khai mạc tại Viện bảo tàng Mỹ thuật Trung Quốc vào ngày 22 tháng 9, đến ngày 21 vẫn còn hoạ sĩ đến phòng triển lãm sửa lại tác phẩm, điều này trước kia chưa hề xẩy ra.
102 tác phẩm bao gồm tranh sơn dầu, tranh Trung Quốc và khắc nặn, được giới mỹ thuật đánh giá thể hiện trình độ tốt nhất sáng tác mỹ thuật với đề tài xác định của Trung Quốc hiện nay. Khi thưởng thức các tác phẩm, khán giả bình thường không những bị chấn động bởi khí thế của tác phẩm, mà còn thấy cảm động bởi sự kiện lịch sử do tác phẩm thể hiện.
Khán giả Dương Quốc Chương năm nay 68 tuổi, khi trả lời phóng viên, ông nói một cách nghẹn ngào rằng:
"Bất cứ tác phẩm nào, nếu bạn đã chứng kiến, biết bối cảnh sự kiện, nghĩ đến sự kiện đó, bạn sẽ rất cảm động. Sự kiện không phải hư cấu, tình cảm là chân thật. Cảm giác của tôi là, trải qua biết bao đau khổ, người Trung Quốc chúng ta đã bước lên con đường phát triển, là chặng đường lịch sử thật sự không dễ dàng. Trung Quốc có tình hình phát triển hiện nay, chúng ta không thể lãng quên quá khứ."
Giám đốc Viện bảo tàng Mỹ thuật Trung Quốc Phạm Địch An là thành viên Ủy ban Nghệ thuật phụ trách chương trình sáng tác mỹ thuật về đề tài lịch sử quan trọng của quốc gia, ông cho rằng, những tác phẩm này sẽ để lại của cải văn hóa hiếm có cho công chúng. Ông nói:
"Trung Quốc có một câu là, soạn sách lịch sử trong thời kỳ phồn thịnh, lần này chúng ta sáng tác tác phẩm hội họa trong thời kỳ phồn thịnh. Trong tình hình xã hội Trung Quốc phát triển nhanh chóng, có điều kiện văn hóa mới ngày nay, chúng ta dùng tác phẩm tranh, dùng thủ pháp tạo hình, thị giác để ghi lại lịch sử, đây là một sự kiện lớn mang tính lịch sử đối với giới mỹ thuật. Đối với công chúng xã hội mà nói, đây là của cải văn hóa và quà tặng văn hoá vô giá."
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |