THU18-07-30HanKy.mp3
|
Hàn Kỳ viết Tiếng Việt trên bãi cát ở Việt Nam
Ngọc Ánh: Theo đà giao lưu về mọi mặt giữa hai nước Trung-Việt ngày một nhiều lên, nhiều trường Đại Học khắp các tỉnh thành Trung Quốc đã thành lập khoa tiếng Việt Nam. Ban Tiếng Việt Nam CRI là nơi thu hút nhiều sinh viên học tiếng Việt đến thực tập nhất. Hằng năm Hộp thư Ngọc Ánh có mời các thực tập sinh đến chia sẻ với các bạn về những trải nghiệm, cảm nhận và thu hoạch của mình trong quá trình học tiếng Việt. Hôm nay Hộp thư Ngọc Ánh xin mời một bạn trẻ Trung Quốc vừa tốt nghiệp đến gặp gỡ các bạn. Xin mời em:
Hàn Kỳ: Xin kính chào quý thính giả, chào cô Ngọc Ánh. Em là Hàn Kỳ, vừa tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Việt Trường Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên. Hôm nay em rất hân hạnh được có dịp đến Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc, qua Hộp thư Ngọc Ánh chia sẻ với các thính giả về quá trình học tiếng Việt của em.
Ánh: Trường Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên cũng có khoa tiếng Việt.Tứ Xuyên xưa nay được mệnh danh là Thiên phủ chi quốc...
Hàn Kỳ: Dạ, thưa cô, rất nhiều người cũng như cô, mỗi khi em giới thiệu mình là sinh viên Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên thì họ đều tưởng em học ở TP Thành Đô tỉnh lỵ tỉnh Tứ Xuyên, nhưng thực ra trường đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên lại nằm ở thành phố Trùng Khánh cô ạ.
Ánh: À, cô biết rồi, thật thú vị. Tin rằng nhiều bạn Việt Nam cũng hiểu lầm như thế. Vậy, mời Hàn Kỳ giải thích đôi chút cho sự hiểu lầm này nào.
Hà Kỳ thực tập tại Ban Việt Ngữ CRI
Hàn Kỳ: Dạ, vâng. Trước đây, Trùng Khánh là thành phố lớn nhất của tỉnh Tứ Xuyên, năm 1997, Trùng Khánh được nâng cấp thành một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương Trung Quốc. Trường Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên thành lập vào năm 1950, tiền thân của nó là Tổ huấn luyện tiếng Nga Trường Đại học Quân chính Tây nam Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Trong suốt 68 năm kể từ ngày thành lập, trường Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên đã trải qua 6 thời kỳ phát triển và có các tên gọi khác nhau, đến tháng 4 năm 2013, trường đổi tên thành Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên cho đến nay.
Ánh: Được biết, Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên cũng là một trong những trường điểm nổi tiếng Trung quốc có nhiều chuyên ngành, đa phần là các môn khoa học Xã hội, nhưng nặng về ngoại ngữ. Trong ấn tượng của người Trung Quốc, tiếng Việt là ngôn ngữ phi thông dụng, tức sử dụng không phổ biến như tiếng Anh, tiếng pháp vv...vậy học tiếng Việt Sau khi tốt nghiệp ra trường có dễ tìm việc không?
Hàn Kỳ thực tập tại Ban Việt Ngữ CRI
Hàn Kỳ: Dạ, thưa cô và các bạn. Trùng khánh là thành phố có tốc độ phát triển rất nhanh, nằm trên dọc tuyến "Một Vành Đai, Một Con Đường" bên dòng sông Trường Giang, cho nên sự giao lưu và hợp tác giữa Trùng Khánh với các nước ASEAN trong có Việt Nam ngày một nhiều lên. Những năm qua, một số doanh nghiệp Việt Nam đã có mặt tại Trùng Khánh, thêm vào đó, sự giao lưu văn hóa, du lịch và kinh tế giữa TP.Trùng Khánh và Việt Nam ngày một dồn dập, nhiều tuor du khách Việt Nam đến du lịch Trung Khánh. Hơn nữa, ngày 28 tháng 5 năm nay, Văn phòng Xúc tiến Thương mại Việt Nam đã chính chức thành lập tại Trùng Khánh, Hãng hàng không Phương Nam Trung Quốc có sự hợp tác với hãng hàng không Việt Nam. Đường bay qua lại giữa Trùng Khánh –Nha Trang khai thông vào năm 2016, đến tháng 1 cùng năm lại khai thông đường bay Trùng khánh-Hà Nội, tháng 4 năm nay đường bay Trùng Khánh –TP Hồ Chí Minh chính thức khai thông. Ngày nay Trùng khánh có nhu cầu khá lớn về nhân viên biết tiếng Việt. Cho nên hiện nay, các sinh viên học tiếng Việt rất dễ tìm được công ăn việc làm.
Ánh: Thế lớp tiếng Việt của Hàn Kỳ có bao nhiêu bạn? Giáo viên là người Trung Quốc hay người Việt Nam?
Hàn Kỳ và các ban Khoa tiếng Việt Đại Học Ngoại Ngữ Tứ Xuyên du học tại Việt Nam
Hàn Kỳ: Lớp em có 24 bạn, ngoài các giáo viên người Trung Quốc ra còn có hai thầy cô đến từ Việt Nam.
Ánh: Thế hai thầy cô Việt Nam dạy các em những môn gì?
Hàn Kỳ: Dạ, thầy Xuân Diện dạy môn Ngôn ngữ học Việt Nam và Văn học sử Việt Nam, cô Kim Loan dạy môn ngữ pháp và viết tiếng Việt.
Ánh: Thế 24 bạn lớp của Kỳ tốt nghiệp năm nay, cũng đều đã tìm được công việc rồi chứ?
Hàn Kỳ: Vâng, cả lớp em đều đã được tuyển vào các cơ quan hoặc công ty liên quan đến tiếng Việt rồi cô ạ.
Ánh: Xin chúc mừng Kỳ và các bạn cùng lớp với Kỳ. Đối với mỗi sĩ tử mà nói, sau khi thi đỗ đại học, việc chọn chuyên ngành rất quan trọng. Được biết, Hàn Kỳ là người Thạch Gia Trang tỉnh lỵ tỉnh Hà Bắc Trung Quốc cách Việt Nam khá xa. Vậy cơ duyên gì đã đưa Kỳ đến với tiếng Việt.
Hàn Kỳ nói: Học tiếng Việt khó ơi là khó
Hàn Kỳ: Dạ, thưa cô, cho đến nay, thỉnh thoảng vẫn có người hỏi em như cô ạ. Trong thời trung học phổ thông, đối với em mà nói, Việt Nam làm một địa danh trên bản đồ trong khu vực Đông Nam Á. Sau khi đỗ đại học, nguyện vọng về chuyên ngành của em là Ngoại giao hoặc Quản trị Hành chính. Khi tin mình được tuyển vào khoa tiếng Việt của Trường Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên, ban đầu em không khỏi ngỡ ngàng. Vì trước đó ngoài tiếng Anh ra, em chưa từng tiếp xúc với thứ ngoại ngữ khác. Sau khi tìm hiểu, em nhận thấy, Việt Nam là nước láng giềng với Trung Quốc, quan hệ hai nước gắn bó lâu đời, hai nước có nhiều giao lưu và hợp tác về kinh tế văn hóa vv... cho nên em và các bạn cùng lớp sau một thời gian học tiếng Việt, đều cảm thấy mình nên cố gắng học cho tốt môn này.
Ánh: Cô từng tiếp chuyện nhiều bạn thực tập sinh Trung Quốc, các bạn cũng có tâm trạng và nhận thức như Kỳ trong quá trình đến với và học tiếng Việt. Thạch Gia Trang thuộc miền Bắc Trung Quốc, trong quá trình học tiếng Việt, Hàn Kỳ gặp khó khăn gì nào?
Hàn Kỳ: Vâng thưa cô, đối với em dân miền Bắc Trung Quốc mà nói, học tiếng Việt có thể nói là khó ơi là khó! Đặc biệt là phần phát âm. Vì em là người miền bắc, chịu sự ảnh hưởng của tiếng địa phương, so với các bạn cùng lớp đến từ miền nam, có một số âm cứ tập mãi mà vẫn không chuẩn, lưỡi rất cứng. Em cứ lo mình không thể học tốt tiếng Việt, nhưng em lại không muốn bỏ dở. Hàng ngày em bỏ ra 3 tiếng đồng hồ để luyện phát âm. Lại thêm được thầy thầy Xuân Diện và cô Kim Loan chỉnh âm cho em, cho nên đến em mới được tiếng Việt như thế này đây .
Ánh: Môi trường ngôn ngữ là điều kiện rất quan trọng để nâng cao trình độ ngoại ngữ. Nhiều sinh viên Trung Quốc trong quá trình học tiếng Việt đều có dịp sang Việt Nam du học với thời gian dài ngắn khác nhau, có bạn còn tranh thủ đi du lịch Việt Nam trong các dịp nghỉ hè hoặc nghỉ đông. Thế Kỳ đã từng sang Việt Nam chưa?
Hàn Kỳ du học tại Hà Nội
Hàn Kỳ: Có, cô ạ. Đại học năm thứ 3, em rất may mắn có được suất học bổng CSC đến du học tại khoa ngôn ngữ học Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Việt Nam một năm. Trong thời gian du học, em có dịp làm quen với rất nhiều bạn Việt Nam, các thầy cô giáo của Trường nhân văn rất nhiệt tình. Mỗi khi chúng em bỡ ngỡ hoặc có khó khăn gì về học tập và sinh hoạt, đều được các thầy cô giúp đỡ giải quyết.
Ánh: Việt Nam có câu "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", nếu chỉ học ở trường thôi thì không đủ, vậy trong thời gian du học Hàn Kỳ còn đi những đâu nào?
Hàn Kỳ: Em đi khá nhiều nơi cô ạ, trong thời gian du học Việt Nam, em khoác ba lô một mình vào nam ra bắc, từ Đảo Phú quốc đến Sapa. Đi đến đâu em cũng để tâm quan sát phong tục tập quán của các địa phương, chủ động nói chuyện giao tiếp với người dân bản xứ.
Ánh: Kỳ còn biết câu vào Nam ra Bắc cơ. Lại còn khoác ba lô đi một mình nữa, thế có đi miền Trung Việt Nam không?
Hà Nội trong ống kính của Hàn Kỳ
Hàn Kỳ: Có cô ạ. Em khoác ba lô đi qua Huế, Đà Nẵng, và cả Hà Tĩnh nữa. Nhưng có điều chúng em học tiếng Việt phát âm theo tiếng miền Bắc, cho nên giọng miền Nam và Miền Trung rất khó nghe hiểu, thế là em luôn để tâm vừa nghe vừa đoán, nghe nhiều rồi cũng quen tai và cũng có thể giao tiếp với người dân ở những nơi mà mình đi qua.
Ánh: Thế nào? đến nay, Kỳ có cảm thấy đáng tiếc vì ban đầu không học ngành Ngoại Giao hoặc quản Trị hành chính, mà lại học tiếng Việt không?
Hàn Kỳ: Không, cô ạ. Học tiếng Việt, được đi du học Việt Nam, tiếp xúc nhiều về mọi mặt của Việt Nam, em cảm thấy càng gần gũi với đất nước và con người Việt Nam. Hơn nữa, trước khi tốt nghiệp ra trường, em đã thi đỗ Công chức và được tuyển vào làm tại một cơ quan nhà nước có sử dụng tiếng Việt. Cho nên, thực ra, em cảm thấy mình rất may mắn đã học chuyên ngành tiếng Việt Nam. Các bạn khác cùng lớp với em cũng vậy, đều tìm được công ăn việc làm rồi.
Ánh: Trước khi kết thúc buổi chuyện trò hôm nay, Hàn Kỳ còn muốn nói thêm điều gì nào?
Từ đây, Hàn Kỳ càng yêu mến tiếng Việt
Hàn Kỳ: Em phải cảm ơn cơ duyên đã đưa em đến với tiếng Việt Nam, cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Ngữ Tứ Xuyên, cảm ơn các thầy cô giáo Khoa ngôn ngữ học Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Việt Nam, các nhà giáo hai nước Trung-Việt đã giúp em thực hiện ước mơ của mình, trở thành một công chức nhà nước Trung Quốc sử dụng tiếng Việt Nam, trong tương lai có thể góp phần đáng kể của mình vào việc củng cố và phát triển tình hữu nghị Trung -Việt.
Ánh: Vì thời lượng của chương trình, buổi chuyện trò giữa Hàn Kỳ, sinh viên Trung Quốc vừa tốt nghiệp khoa tiếng Việt Nam Đại học Ngoại Ngữ Tứ Xuyên xin tạm khép lại tại đây.
Hàn Kỳ: Vâng, cảm ơn quý thính giả, cảm ơn cô Ngọc Ánh.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |