|
Bình kịch "Bên bờ sông Kim Sa"
Vậy là mùa thi tuyển sinh đại học 2016 trên khắp mọi miền Trung Quốc đã khép lại suôn sẻ trong sự mong đợi kết quả thi của 9,4 triệu thí sinh và các bậc phụ huynh. Lịch thi đại học ở Việt Nam cũng sắp diễn ra. Qua tin nhắn hoặc thư điện tử của các sĩ tử Việt Nam, có em tư vấn Ngọc Ánh về điều kiện sangTrung Quốc du học, thậm chí có em có năng khiếu và đam mê nghệ thuật truyền thống bày tỏ với Ngọc Ánh, muốn tìm hiểu về trường đào tạo sân khấu truyền thống Trung Quốc. Ngọc Ánh được biết, một số lưu học sinh Việt Nam và các nước trên thế giới đam mê nghệ thuật truyền thống Trung Quốc cũng tham gia các lớp đào tạo tại một số trường sân khấu - nghệ thuật Trung Quốc để học Kinh kịch, Bình kch, Việt kịch, v.v., nghệ thuật không biên giới, càng truyền thống thì càng thuộc về thế giới. Vậy trong Hộp thư kỳ này, Ngọc Ánh xin dành thời lượng giới thiệu với các bạn Học viện Chuyên nghiệp nghệ thuật Hý khúc Bắc Kinh, một trong những chiếc nôi đào tạo nghệ thuật sân khấu truyền thống Trung Quốc.
Bình kịch "Bên bờ sông Kim Sa"
Các bạn đang nghe một đoạn ca Bình kịch trong vở "Bên bờ sông Kim Sa" do các sinh viên Học viện Chuyên nghiệp nghệ thuật Hý khúc Bắc Kinh biểu diễn, các động tác nhào lộn, thể hiện ánh mắt nụ cười hoặc căm phẫn, v.v., của các diễn viên trên sân khấu đã bám vào tình tiết cốt chuyện thể hiện bằng giọng ca, hoặc đối thoại, sinh động, điêu luyện đã chiếm được nhiều tràng vỗ tay của đông đảo khán giả. Vậy Học viện Chuyên nghiệp nghệ thuật Hý khúc Bắc Kinh là một trường nghệ thuật truyền thống như thế nào? Có đặc điểm gì mà đào tạo được các diễn viên sân khấu truyền thống trẻ xuất sắc như vậy? "Bên sông Kim sa" là đề tài kháng chiến chống Nhật, phản ánh cuộc Vạn lý Trường Chinh những năm 30 thế kỷ trước, sao lại biểu diễn bằng Bình Kịch? Mang theo những câu hỏi trên đây, Ngọc Ánh đã tìm hiểu qua xem một buổi biểu diễn vừa qua tại ngay Nhà hát của Học viện.
Học viện Chuyên nghiệp nghệ thuật Hý khúc Bắc Kinh thành lập vào năm 1952, tiền thân là Trường Hý khúc Tư lập Bắc Kinh. Hằng năm Học viện tuyển sinh đến từ khắp nơi trong cả nước. Vậy, Học viện như thế nào? Bà Tốt Thiệu Vĩ, cán bộ phụ trách hành chính của Học viện cho Ngọc Ánh biết::
Phỏng vấn bà Tốt Thiệu Vĩ
Học viện chúng tôi chia làm hai bộ phận đó là trung cấp và đại học cao đẳng. Những em sau khi tốt nghiệp trung cấp sẽ thi tiếp lên đại học, ví dụ như Học viện Sân khấu Trung ương, Học viện Âm nhạc Trung ương , Học viện Sân khấu Thượng Hải, v.v., còn các em sinh viên cao đẳng, sau khi tốt nghiệp sẽ dấn thân vào xã hội, phần lớn các em sẽ cố gắng thi tuyển vào các đoàn sân khấu như Viện Kinh Kịch, Viện Bình Kịch, Đoàn Kịch nói hoặc các đoàn văn công khác, có em thi vào làm giáo viên của Trung tâm Văn hóa nghệ thuật nào đó, thậm chí làm nghề tự do.
Học viện Chuyên nghiệp nghệ thuật Hý khúc Bắc Kinh bao gồm các chuyên ngành Kinh kịch, các Tuồng kịch địa phương, Âm nhạc, Múa, Thiết kế Mỹ thuật, Xây dựng Phim Điện ảnh và Phim truyền hình. Học viện đã đào tạo hơn 7.000 diễn viên nghệ thuật sân khấu truyền thống và hiện đại, nhiều nghệ sĩ sân khấu truyền thống nổi tiếng của Trung Quốc như Tôn Dục Mẫn, Triệu Bảo Tú, Cốc Văn Nguyệt, v.v., đều từng là sinh viên của trường này, danh tiếng của học viện ngày một vang xa, vào mùa tuyển sinh hằng năm thu hút rất nhiều các sĩ tử đam mê nghệ thuật đăng ký nguyện vọng thi vào trường này.
Ông Lưu Đồng, nhà biên kịch và là Giám đốc Học viện cho Ngọc Ánh biết:
Phỏng vấn Giám đốc Học viện Chuyên nghiệp nghệ thuật Hý khúc Bắc Kinh
Học viện Chuyên nghiệp nghệ thuật Hý khúc Bắc Kinh chú trọng việc đào tại nhân tài Hý khúc, phát triển hý khúc truyền thống. Nhà trường hết sức coi trọng việc thực tiễn của các em học sinh. Mấy năm qua, nhà trường đã có nhiều cố gắng cho việc hưỡng dẫn và tạo điều kiện cho các em tham gia các buổi biểu diễn, phục vụ xã hội.
Bình kịch là loại Tuồng sân khấu truyền thống được bắt nguồn ở khu vực Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc,Trung Quốc, xuất hiện sớm nhất vào thời vua Gia Định đời nhà Thanh. Vở Bình kịch truyền thống "Hoa làm mối" từng do nghệ sĩ Bình kịch nổi tiếng là Tân Phượng Hà và Triệu Lệ Dung thể hiện trên sân khấu đầu những năm 60 thế kỷ trước, đến nay vẫn để lại ấn tượng sâu sắc cho đông đảo khán giả Trung Quốc. Năm ngoái, Học viện này đã cho xây dựng lại vở "Hoa làm mối" nổi tiếng, do các em sinh viên của trường biểu diễn trên sân khấu Nhà hát lớn Trường An đã gây tiếng vang lớn trong đông đảo khán giả. Vở "Bên sông Kim Sa" là đề tài kháng chiến, thể hiện bằng Bình kịch truyền thống, liệu có ảnh hưởng gì về mặt diễn xuất cho các diễn viên hay không?
Giám đốc Lưu Đồng cho Ngọc Ánh biết:
"Bên sông Kim Sa" là tác phẩm xuất sắc trong lịch sử Bình kịch của Trung Quốc. Đầu những năm 50 thế kỷ trước, Bình kịch "Bên sông Kim Sa" do các nghệ sĩ nổi tiếng Trung Quốc biểu diễn, đã đưa tính nghệ thuật của vở Bình kịch này lên đỉnh cao. Các em sinh viên thông qua tập dượt biểu diễn lại vở Bình kịch này, không những có thể kế thừa tinh hoa nghệ thuật quý báu của bậc nghệ sĩ tiền bối xuất sắc, mà còn còn có thể nâng cao trình độ biểu diễn tốt hơn cho sau này. Lại thêm ngoài các em ra, còn có sự tham gia biểu diễn của một số giáo viên chuyên ngành Bình kịch, họ là các nghệ sĩ Bình kịch xuất sắc, đến từ các đoàn Bình kịch trong cả nước, thầy trò cùng biểu diễn trên sân khấu, phát huy tác dụng rất tốt trong quá trình dạy và học, để các em có thể trưởng thành ngay trên sân khấu, kế thừa truyền thống tốt đẹp nghệ thuật sân khấu dân tộc.
Diêu Bân, sinh viên năm thứ hai của trường sắm vai nữ chính Châu Ma của vở "Bên sông Kim Sa". Giọng ca của Diêu Bân trong sáng, biểu diễn sinh động đã để lại ấn tượng sâu sắc cho các khán giả. Được biết Diêu Bân Sinh ra và lớn lên ngay trên xứ sở Bình kịch Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, ngay từ nhỏ Bân đã thường xuyên nghe các bà các bác hát Bình kịch, cho nên Bân không những biết ca Bình kịch từ bé, rồi trở nên đam mê Bình Kịch. Bân đỗ vào Học viện này với thành tích xuất sắc. Sau buổi biểu diễn, Ngọc Ánh đã đến hậu trường chuyện trò với Diêu Bân.
Diêu Bân, vai nữ chính trong Bình Kịch "Bên bờ sông Kim Sa"
Ngọc Ánh hỏi: "Bên sông Kim Sa" xuất xứ từ bối cảnh thời kỳ kháng chiến, kể về tình cá nước giữa Hồng quân và bà con dân tộc Tạng chống lại bọn phản động lúc bấy giờ, khi thể hiện đề tài kịch bản hiện đại bằng hình thức sân khấu truyền thống Bình kịch, em cảm thấy có khó khăn gì không? Diêu Bân nói:
Trước đây em thường tập dượt và biểu diễn Bình kịch đề tài truyền thống chứ chưa bao giờ diễn đề tài hiện đại. Trong quá trình tập, em đã phải xem lại nhiền lần clip vở Bình kịch này do các nghệ sĩ tiền bối xuất sắc biểu diễn, nghe nhiều phương pháp xướng và ca của nghệ sĩ gạo cội Tân Phương Hà, lại thêm hướng dẫn tỉ mỉ của cô giáo không những về phương pháp biểu diễn mà còn chỉ bảo về các động tác trên sân khấu nữa, rất bổ ích cho em.
Về nguyện vọng hướng nghiệp của mình Diêu Bân cho biết:
Em đang là sinh viên năm thứ hai, sang năm tốt nghiệp, em mong mình thi đỗ vào Viện Bình Kịch, rồi trở thành một diễn viên Bình Kịch chuyên môn xuất sắc.
Nghệ thuật sân khấu truyền thống Trung Quốc cần có những chiếc nôi như Học viện Hướng nghiệp nghệ thuật Hý kịch Bắc Kinh.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |