• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Mạn đàm tục tiễn Táo Quân của hai nước Trung-Việt

    2015-02-03 18:03:19     cri

    Cội nguồn tục tiễn Táo Quân

    Hoạt động đón mừng Tết cổ truyền của Trung Quốc nói chung bắt đầu từ ngày cúng ông Công ông Táo, tức là "过小年" đây là tập tục có ảnh hưởng rất lớn và lưu truyền rộng khắp trong dân gian Trung Quốc. Ngày xưa, hầu như trong bếp nhà nào cũng đều đặt bàn thờ "Ông Táo" vị thần chuyên trông nom "bếp lửa" 灶君 của các gia đình, ông Táo được sùng bái như vị thần bảo hộ cho gia đình. Kể từ 30 Tết của năm trước, ông Công ông Táo đã luôn canh trực trong nhà để bảo vệ cho cả gia đình. Đến ngày 23 tháng Chạp năm sau, ông Táo sẽ về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng mọi điều trong gia đình, lễ tiễn ông Táo trong ngày đó được gọi là "Tống Táo" hoặc "Từ Táo". Căn cứ tình hình báo cáo của ông Táo, Ngọc Hoàng lại nhờ ông Táo mang những điều tốt lành về cho gia đình này. Vì vậy, đối với các thành viên trong gia đình mà nói, nội dung báo cáo của ông Công ông Táo là điều hết sức quan trọng.

    Hoạt động tiễn ông Công ông Táo thường hay diễn ra vào lúc chiều tối. Các thành viên trong gia đình vào bếp, bày bàn thờ bánh kẹo, thắp hương mời ông Công ông Táo, v.v. Có nơi còn lấy mật bôi lên miệng của ông Táo với ngụ ý là cho ông Táo ăn nhiều của ngọt, để ông khỏi nói xấu mọi người trong gia đình. Sau khi bôi mật lên miệng ông Táo, sẽ hóa mã để ông Táo theo khói bay lên trời.

    Việc cúng ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp có quan hệ mật thiết với hoạt động ăn mừng Tết. Bởi vì, trong Đêm giao thừa diễn ra sau đó một tuần, ông Táo sẽ mang theo những điều tốt lành cho các thành viên trong gia đình và đưa các vị thần khác xuống trần gian. Ông Táo là vị thần dẫn đường cho các vị thần khác. Các vị thần khác sau những ngày Tết lại trở về trời, chỉ có ông Táo ở lại canh trực trong bếp gia đình. Lễ đón thần được gọi là "rước thần", đối với ông Táo thì gọi là "rước Táo". Lễ rước ông Táo nói chung tổ chức trong ngày 23 tháng Chạp, nghi lễ tương đối đơn giản, chỉ cần thay chiếc đèn mới trong bếp, rồi thắp hương trước bàn thờ trong bếp là được.

    Cội nguồn của tục rước ông Táo đã có từ lâu, theo dân gian Trung Quốc, ông Táo là vị thần lâu đời nhất so với các vị thần khác. Ngay từ đời nhà Hạ, ông Táo đã là vị đại thần được cúng trong dân gian. Sau khi hình thành phong tục cúng ông Táo, kể từ đời nhà Chu, trong cung Vua cũng đưa hoạt động cúng ông Táo vào nghi lễ cúng tế, đưa ra quy định về cúng ông Táo trong cả nước và đã trở thành nghi lễ cố định.

    Sau khi làm xong lễ cúng ông Táo, mọi người chính thức chuẩn bị đón mừng Tết. Tại Trung Quốc, dân gian gọi quãng thời gian từ ngày 23 tháng chạp đến Đêm giao thừa là "những ngày đón Xuân ", cũng gọi là "những ngày quét dọn", là tập quán truyền thống vốn có của người dân Trung Quốc .

    Tập tục bắt đầu quét dọn nhà cửa từ ngày 24 tháng Chạp của Trung Quốc đã có từ lâu. Theo ghi chép của cuốn "Lã Thị Xuân Thu", ngay từ đời Nghiêu Thuấn, Trung Quốc đã có tập tục quét dọn nhà cửa để mừng Tết. Theo dân gian, quét dọn nhà cửa mỗi độ Xuân về có ngụ ý là quét tất cả "vận nghèo" và "đen đủi" ra khỏi nhà. Tập tục này với ngụ ý là mọi người gửi gắm hy vọng gặp nhiều may mắn qua tiễn biệt năm cũ đón chào năm mới.

    Trung: So sánh truyền thuyết Táo Trung Quốc và Táo Việt Nam, có thể thấy hai dân tộc Việt-Trung đều có chung tín ngưỡng Táo Quân, coi đây là vị thần bảo hộ cho gia đình. Các phong tục cúng bái cũng rơi vào ngày cuối năm, tức 23 tháng Chạp, với niềm hy vọng các ngài sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp về gia chủ, nhờ đó hưởng thêm nhiều phúc thọ. Có thể nói rằng, sự giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc đã đem lại sự tương đồng về tín ngưỡng này. Tuy nhiên, các thuyết về Táo Quân Trung Quốc chịu ảnh hưởng của Đạo giáo, còn Táo Quân Việt Nam thì là một bộ Tam, có nét độc đáo đầy bản sắc dân tộc, thể hiện trí thông minh và sáng tạo của người Việt Nam trong lao động và sinh hoạt.


    1 2
    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>