300614/htna.m4a
|
Tranh vui "Cao khảo "
Tuy mùa thi tuyển sinh đại học ở TQ năm nay đã khép lại hồi đầu tháng 6 rồi, nhưng mấy hôm nay đề tài về mùa thi lại được nhen lên bởi ngày 25 tháng 6, khắp các tỉnh thành Trung Quốc vừa công bố thang điểm chuẩn đỗ đại học của địa phương mình.
Trong số thư của các bạn thính giả gửi đến thì có rất nhiều thư của các bạn thính giả trung học phổ thông cuối cấp. Do vậy mà nhân dịp này, Hộp thư Ngọc Ánh hôm nay sẽ có nội dung liên quan đến thi tuyển.
Khác với Việt Nam, lịch thi tuyển đại học tại khắp các nơi trong cả nước Trung Quốc diễn ra thống nhất trong ba ngày 7, 8 và 9 tháng 6 hằng năm, cho đến ngày 25 tháng 6 công bố thang điểm chuẩn đỗ vào các trường đại học.
Ở Việt Nam thi đại học chia làm nhiều khối, còn ở Trung Quốc thì chỉ chia hai khối chính đó là khối Khoa học tự nhiên, gọi tắt là Khoa Lý, gồm các môn Toán, Anh văn, Ngữ văn cộng thêm gói tổng hợp bao gồm các môn Vật lý, Hóa học và Sinh vật; khối Khoa học xã hội, gọi tắt là Khoa Văn, bao gồm các môn: Ngữ văn, Toán, Anh văn, cộng thêm gói tổng hợp bao gồm các môn: Chính trị, Địa lý và Lịch sử. Điểm tối đa của mỗi khoa đều 750 điểm. Ngoài ra còn có khối năng khiếu về nghệ thuật và thể thao. Khối này đòi hỏi tổng số điểm thi các môn văn hóa không cao bằng thi Khoa Lý và Khoa Văn, nhưng đòi hỏi số điểm năng khiếu phải cao, cạnh tranh cũng rất gay gắt.
Do Trung Quốc là nước đông dân, cho nên số thí sinh tham gia thi tuyển cũng đông. Mùa thi tuyển năm 2014, Trung Quốc gọi là "Cao khảo" có 9 triệu 390 nghìn thí sinh trong cả nước tham gia, tăng 270 nghìn thí sinh so với mùa thi năm ngoái. Trong Hộp thư Ngọc Ánh phát vào ngày 9 tháng 6 vừa qua, chúng tôi đã giới thiệu khái quát tình hình thi tuyển ở Trung Quốc.
Vừa qua lướt mạng, trên trang VnExpress thấy có bài "Cách ra đề thi đại học thú vị ở Trung Quốc", bài viết đã giới thiệu khái quát và phân tích tình hình thi tuyển của Trung Quốc năm 2014. Đúng như bài báo viết rằng: Mùa thi tuyển ở Trung Quốc là mùa thi cam go và khắc nghiệt.
Bài báo viết:
Có ý nghĩa vô cùng quan trọng với quá trình học tập, áp lực phải vượt qua kỳ thi luôn đè lên học sinh và các bậc phụ huynh. Việc ôn luyện, chuẩn bị cho hai ngày thi Cao khảo có thể kéo dài cả năm.
Tính chất cam go và khắc nghiệt của kỳ thi năm nay không đổi. Điều này được thể hiện ở độ khó của đề thi cũng như sự gắt gao, cẩn thận trong công tác bảo vệ, chống gian lận. Đề thi ở nhiều nơi được đánh giá là hay bởi tính cập nhật và thời sự, cũng như khả năng phân loại thí sinh. Đề tiêu chuẩn quốc gia là một trong số đó.
Từ một câu chuyện đơn giản, người ra đề đã xây dựng tình huống và đặt thí sinh vào một hoàn cảnh phải lựa chọn giữa phá luật, trở nên khác biệt để phát triển hay sống trong luật lệ, giống với đa số và giậm chân tại chỗ. Đề thi đòi hỏi thí sinh phải có cái nhìn tinh tế và sắc sảo, bởi rõ ràng việc phá luật là sai trái nhưng phá luật để tốt đẹp hơn lại là một câu chuyện khác. Không có đúng sai tuyệt đối trong hoàn cảnh này.
"Nơi ngưng đọng thời gian"
"Hãy viết một bài văn bàn về phong cách ứng xử của người Bắc Kinh. Ví dụ: nên hành xử ra sao khi đến thăm nhà một người bạn". Đề thi này của thủ đô Bắc Kinh thoạt nhìn thì đơn giản nhưng có rất nhiều khía cạnh khai thác. Thí sinh trước hết phải bàn được về phong cách ứng xử của người Bắc Kinh, quan trọng hơn là mở rộng vấn đề sang việc ứng xử giữa con người với con người.
Đề thi có tính chất thời sự và giáo dục cao bởi thói vô tâm, cư xử vô tình, lạnh lùng đang là vấn nạn làm đau đầu các nhà quản lý xã hội ở Trung Quốc. Bàn về ứng xử của một nhóm người để cảnh tỉnh cách ứng xử của xã hội dường như là dụng ý của đề thi này. Đề thi của thành phố Thiên Tân lại vẽ ra một viễn cảnh khá tuyệt. "Tưởng tượng một ngày bộ óc con người được cấy một siêu chip thông minh, giúp cho ngay cả một bà lão cũng có thể am tường mọi vấn đề, lĩnh vực trong cuộc sống. Không ai còn cần phải học tập. Hãy bày tỏ suy nghĩ của bạn".
"Am hiểu tường tận mọi vấn đề" mà không cần phải học là điều rất nhiều người ao ước. Không còn những kỳ thi Cao khảo vất vả, không còn những đêm dài phải thức trắng học bài. Công nghệ thật sự đã mang đến cuộc sống trong mơ cho con người.
Nếu chỉ dừng lại nhìn nhận vấn đề ở đây, nhiều thí sinh đã mắc bẫy của người ra đề. Mọi vấn đề trong cuộc sống luôn có hai mặt. Bàn về hai mặt tốt xấu này chính là yêu cầu thật sự của đề thi. Một xã hội ai cũng có siêu "chip" trong mình, ai cũng như ai, không cần đổ mồ hôi, nỗ lực để có được hiểu biết thật sự là một cuộc sống quá nhàm chán và không động lực.
Tỉnh Liêu Ninh lại đặt thí sinh vào giải quyết một câu hỏi lớn từ muôn đời nhưng cấp bách nhất trong giai đoạn hiện nay khi mà khoa học công nghệ phát triển với tốc độ vượt bậc đã kéo các thế hệ ngày càng xa nhau.
"Một buổi tối, ông và cháu cùng nhìn ra ngoài cửa sổ. Ánh sáng điện lung linh soi rọi khắp nơi trông như bảy sắc cầu vồng. Người cháu trầm trồ: "Thật là đẹp, nếu không có điện, công nghệ hiện đại, những tòa nhà cao tầng sẽ không bao giờ có được khung cảnh tuyệt vời này". Người ông thì lắc đầu và nói: "Thật đáng tiếc, bầu trời đêm đầy sao lấp lánh sẽ không bao giờ được nhìn thấy nữa. Những người cổ đại sử dụng lửa để thắp sáng, sống trong các hang động, hằng đêm ngắm nhìn trăng sao, cảnh sắc đó còn tuyệt vời gấp nhiều lần". Hãy bày tỏ quan điểm của bạn".
Đề thi chạm vào một vấn đề không mới, đó là khoảng cách thế hệ, nhưng lúc nào cũng nóng. Không chỉ trong Cao khảo, câu hỏi này được đặt ra nhiều lần ở nhiều kỳ thi tại các quốc gia trên thế giới. Đề thi cho thấy mức độ suy nghĩ sâu sắc cũng như kỹ năng nghị luận của thí sinh. Vấn đề này không có một câu trả lời chung. Đào sâu đến đâu, khai thác ở những khía cạnh nào phụ thuộc hoàn toàn vào góc nhìn và khả năng của người thi. Đề thi cung cấp rất nhiều đất để ngòi bút của học sinh được tự do bay nhảy.
Đây là bốn trong rất nhiều đề thi Văn có tính chất sàng lọc và phân loại trong kỳ thi Cao khảo của Trung Quốc. Để vượt qua những bài thi cam go này, thí sinh phải thật sự nghiêm túc, đầu tư thời gian, học tập và nỗ lực hết mình. Chính vì vậy, Cao khảo luôn được đánh giá là kỳ thi uy tín bậc nhất, như một nhà báo từng nhận định đây là "nơi thời gian ngưng đọng".
Các bạn cư dân mạng cũng có nhận xét đối với đề thi văn của Trung Quốc, có khen mà cũng có chê, đây là hiện tượng bình thường và tất yếu.
Đề thật hay, với cách ra đề như thế này buộc học sinh phải bộc lộ cách nhìn nhận của chính mình từ đó sẽ tỏ rõ khả năng. Người ra đề thật đáng khâm phục.
Những bài thi tự luận về chủ đề xã hội rất hay. Nếu mà mình thi tuyển công chức mà có đề hay như vậy thì quá tốt.
Nói đến thi văn thì kể từ năm 2006 cho đến nay, cứ đến tháng ba hàng năm là Ngọc Ánh lại chọn lọc một số bài văn đạt điểm tối đa biên dịch sang tiếng Việt để chia sẻ với các bạn cuối cấp trung học phổ thông Việt Nam.
Năm nay cũng vậy, kể từ tháng 3 đến nay, Hộp thư Ngọc Ánh đã giới thiệu một số bài thi văn đạt điểm tối đa của các thí sinh trong mùa thi đại học năm 2013.
Sau khi giới thiệu trên sóng, Hộp thư Ngọc Ánh nhận được rất nhiều thư của các sĩ tử Việt Nam bày tỏ hoan nghênh và yêu cầu Ngọc Ánh không nên gián đoạn việc giới thiệu những bài văn xuất sắc của thí sinh Trung Quốc.
Năng nhặt chặt bị, sau mấy năm kiên trì, Ngọc Ánh đã biên dịch giới thiệu qua Hộp thư Ngọc Ánh trên sóng CRI gần trăm bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh Trung Quốc, rất được các thí sinh Việt Nam hoan nghênh. Chính vì vậy mà Ngọc Ánh đã tập trung gần trăm bài văn đã phiên dịch đó lại rồi biên tập thành cuốn sách mang tên "Những bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh thi đại học Trung Quốc (2006--2012)" do Nhà xuất bản Văn học Việt Nam xuất bản và ra mắt bạn đọc Việt Nam vào quý một năm nay. Ngoài ra, còn cho xuất bản hai cuốn tản văn của các nhà văn nổi tiếng Trung Quốc và do Nghệ sĩ nổi tiếng Trung Quốc Lục Tiểu Linh Đồng viết lời mở đầu và hậu ký, đó là "Những câu chuyện đi cùng năm tháng" và "Ánh nắng và màu trăng" cũng do Ngọc Ánh dịch sang tiếng Việt Nam, gọi tắt là Ba cuốn sách cũng do Nhà xuất bản Văn học Việt Nam xuất bản.
Được biết, có bạn độc giả đã không quản đường xa từ các tỉnh lẻ ra Hà Nội tìm mua, có bạn đội mưa đi hiệu sách hai lần mới mua được, có bạn viết thư hỏi ở đâu mới mua được ba quyển nói trên.
Vào phần cuối của chương trình, chúng tôi xin giới thiệu nơi mua ba cuốn sách nói trên:
Ba cuốn sách Những câu chuyện đi cùng năm tháng, Ánh nắng và màu trăng, Những bài văn đạt điểm tối đa của các thí sinh thi đại học Trung Quốc do Ngọc Ánh biên dịch đã được phát hành bán tại Nhà sách Thăng Long, địa chỉ 2 Bis, Nguyễn Thị Minh khai, phường Đa Cao, Quận I Thành phố Hồ Chí Minh, và từ đây sẽ được giao đi hầu hết các cửa hàng sách ở các địa phương phía Nam.
Ở phía Bắc thì ba cuốn sách trên đây đã có mặt trên giá sách của Trung tâm Sách Hà Nội 44 tràng Tiền, Công TTHH Đầu tư & Phát triển văn hóa Việt, 808 Đường Láng và 158 nguyễn Văn Cừ; Nhà sách của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Nhà sách Tân Việt 478 Minh Khai Hà Nội và nhiều nhà sách khác.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |