Tiết Thu phân-Mùa thu hoạch-Nhận thư các bạn
|
Chị Minh Trang(người ngoài cùng bên phải) và bạn Vũ Bá Nha (người đứng giữa đằng sau)tại Điếu Ngư Đài Bắc Kinh năm 2011
Sau đây là nội dung cuộc đối thoại giữa chị Phạm Thị Minh Trang với Ngọc Ánh:
Ngọc Ánh: Vâng, xin chào Minh Trang, hôm nay chúng ta lại chuyện trò tiếp với nhau nhé. Xin mời chị giới thiệu về điều kiện và các thủ tục để được sang Trung Quốc du học, để các bạn thính giả, đặc biệt là những bạn đang có kế hoạch sang Trung Quốc du học tham khảo. Ngọc Ánh vừa nhận được thư của một bạn thính giả và cư dân mạng, bạn ấy nói với Ngọc Ánh rằng, bạn ấy đã tốt nghiệp trung học phổ thông và vừa thi đỗ khoa tiếng Trung trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, rất muốn sang Trung Quốc du học, nhưng gia đình lại không đủ điều kiện cung cấp kinh phí cho bạn ấy du học, bạn ấy rất muốn xin học bổng, vậy mời chị giới thiệu sơ qua điều kiện xin học bổng của các bạn lưu học sinh Việt Nam không ạ?
Ming Trang: Các bạn học sinh Việt Nam có thể liên hệ với một trường đại học hoặc một cơ quan nào đó có mối liên kết với các trường bên Trung Quốc để xin học bổng, hoặc các bạn có thể tải trên mạng các mẫu thủ tục đơn xin học bổng, sau đó điền các yêu cầu theo mẫu đơn, và các bạn phải có bài viết định hướng cho vấn đề học tập của mình, bạn học thế nào, kế hoạch học tập ở Trung Quốc ra sao, rồi gửi theo địa chỉ trên mạng để cơ quan hữu quan xét duyệt.
Ánh: Chị Minh Trang thân mến, em xin hỏi chị, hiện nay Trường Đại học Sư phạm Hoa Trung thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc có khoảng bao nhiêu lưu học sinh đang theo học tại đây ạ?
Minh Trang: Theo số liệu cuối năm ngoái thì có khoảng hơn 100 lưu học sinh Việt Nam học tại trường Đại học Sư phạm Hoa Trung, và năm nay chắc chắn là khoảng 200 người. Còn nếu tính con số tại các trường ở Vũ Hán thì số lưu học sinh Việt Nam khoảng 600 người.
Ánh: Ôi, khá đông chị nhỉ.
Minh Trang: Khá đông, bởi vì các bạn phát biểu như thế này, nếu như các bạn đến Trung Quốc du học, chất lượng học tập rất cao, các bạn có thời gian tập trung vào học tập, điều kiện môi trường học tập và phương tiện học tập rất tốt. Rất là đầy đủ. Nhà trường rất quan tâm đến sinh hoạt của lưu học sinh, từ phòng học đến phòng ở, môi trường không khí xung quanh ký túc xá lưu học sinh rất trong lành, chung quanh đều có cây cối, vườn hoa, công viên rất là mát mẻ, từ đường đi cho đến vào lớp học rất là sạch sẽ. Phải nói là, mình rất thích một điều là ở Trung Quốc trên đường đi, trong khu dân cư, chỗ nào cũng thấy có hoa có cây xanh, đều có khu luyện tập thể dục thể thao. Đặc biệt các em đến Trung Quốc học tiếng Trung, nhà trường luôn bố trí những tiết học ngoại ngữ miễn phí cho các em ngoài giờ học. Nếu em nào có chí và và có niềm say mê học tập, chúng ta kiên trì học tập thì điều kiện để các em học rất là tốt.
Chị Minh Trang và Ngọc Ánh cùng bạn quốc tế thăm Ngũ Di Sơn Phúc Kiến năm 2011
Ngọc Ánh: Cảm ơn chị Minh Trang, nhân dịp này Ngọc Ánh xin hỏi chị Minh Trang rằng, theo chị được biết, các bạn lưu học sinh Việt Nam được hưởng xuất học bổng của Chính phủ Trung Quốc có đông không ạ?
Minh Trang: Không phải bạn nào cũng được nhận học bổng, một số bạn được hưởng xuất học bổng của Chính phủ Trung Quốc, có một số bạn tự phí, trong số tự phí đó, có bạn được miễn giảm phần nào đó của nhà trường, hoặc được hưởng suất học bổng của Tỉnh trưởng tỉnh Hồ Bắc.
Ánh: Một số bạn thính giả và cư dân mạng Việt Nam viết thư hỏi Học Ánh. Chế độ đãi ngộ cho mỗi xuất bổng tại Trung Quốc thế nào? Ví dụ như chị được cấp học bổng, vậy học phí bao nhiêu? Sinh hoạt phí là bao nhiêu, chị có thể bật mí cho các bạn thính giả biết được không ạ?
Minh Trang: Có rất nhiều xuất bọc bổng. Thí dụ như là Học bổng Hiệp định giữa hai nước thì các bạn đó được hưởng học bổng của Chính phủ Trung Quốc và học bổng của Việt Nam. Học bổng của Việt Nam mỗi tháng được mấy trăm USD, cộng thêm 2000 tệ sinh hoạt phí/tháng của Chính phủ Trung Quốc đối với tiến sĩ. Đã được học bổng Chính phủ Trung Quốc rồi thì nhà ở, học phí, bảo hiểm y tế, tài liệu học tập đều được miễn hoàn toàn. Sinh hoạt phí mỗi tháng cấp riêng cho các bạn vào khoảng: Tiến sĩ 2000 Nhân dân tệ, Thạc sĩ 1700 tệ, và đại học chính quy là 1400 tệ.
Ngọc Ánh: Mức sinh hoạt như vậy là ổn chị nhỉ?
Minh Trang: Ổn, rất ổn. Nếu mà chỉ dùng cho ăn uống sinh hoạt và học tập thì rất thoải mái. Trừ trường hợp có nhu cầu cao, ra ngoài tiêu sài thì mới hông đủ thôi, chứ theo Minh Trang với mức như vậy là rất đủ.
Ngọc Ánh: Chị Minh Trang thân mến, vậy Ngọc Ánh xin hỏi liệu có phải chị là sinh viên cao tuổi nhất tại trường Đại học Sư phạm Hoa Trung ở thành phố Vũ Hán không ạ?
Minh Trang: Đúng rồi đấy, không phải chỉ có trường Đại học Sư phạm Hoa Trung đâu, tại các tỉnh khác thì mình không biết, còn tại tất cả các trường đại học ở Vũ Hán, mình là Nghiên cứu sinh lớn tuổi nhất.
Ngọc Ánh: Qua đó Ngọc Ánh có thể thấy là tinh thần học tập của người Việt Nam rất cao, rất đam mê kiến thức. Nhân đây Ngọc Ánh xin hỏi chị một câu, là một lưu học sinh cao tuổi nhất của trường, chị có nhận được sự ưu đãi, quan tâm của thầy cô giáo và của các bạn học hay không?
Minh Trang: Nếu mà nói về sự quan tâm của các thầy, cô giáo và nhà trường đối với lưu học sinh Việt Nam thì không chỉ riêng một mình Minh Trang, mà nhà trường cũng như là các thầy, cô giáo quan tâm tới tất cả các lưu học sinh Việt Nam. Còn đương nhiên rồi, chị Minh Trang lớn tuổi rồi mà vẫn học hành, lại còn chăm chỉ nữa nên các thầy cô rất quý tinh thần đó của mình.
Ngọc Ánh: Các thầy cô rất quý tinh thần đó của chị phải không ạ?
Minh Trang: Vâng, đúng như vậy.
Chị Minh Trang bịn rịn chia tay với các bạn quốc tế năm 2011
Ngọc Ánh: Ngọc Ánh xin hỏi là hiện nay có rất nhiều bạn thính giả Việt Nam viết thư đến tâm sự với Ngọc Ánh rằng các bạn rất băn khoăn trước ngưỡng cửa xã hội, đặc biệt là những bạn có thể đã thi trượt đại học. Vậy với tư cách từng là một nhà giáo, và đặc biệt cũng từng là Hiệu trưởng một trường Trung học phổ thông tại Việt Nam, chị có lời khuyên gì cho những bạn không may mắn hoặc phát huy chưa được lý tưởng lắm tại phòng thi và đã thi trượt không ạ?
Minh Trang: Điều đó rất đơn giản, thi đậu hay không đậu là chuyện bình thường của học sinh. Tất nhiên cũng có những em trong quá trình học tập chưa đạt đến trình độ làm được bài thi, cũng có những em học rất tốt nhưng vẫn thi trượt. Đó là chuyện học tài thi phận, chúng ta cũng không nên quá buồn về chuyện đó, không nên quá thất vọng về tương lai của mình. Các em hãy cố gắng học để thi lại lần nữa, hoặc các em cũng có thể vừa đi học vừa đi làm, làm một công việc phù hợp với sức khỏe, khả năng của mình, đồng thời tự học để đăng ký thi đợt hai, hoặc thi thí sinh tự do trong các năm tới. Nếu như các em kiên trì thì các em sẽ thành công. Cho nên các em đừng suy nghĩ tiêu cực về vấn đề này và đừng có buồn quá, nặng lòng quá với vấn đề thi trượt.
Ngọc Ánh: Cảm ơn chị Minh Trang, bởi vì chị từng là một nhà giáo, làm công tác giáo dục lâu năm, từng có dịp đứng trên bục giảng truyền thụ kiến thức cho các em học sinh, và tin rằng chị cũng đã có từng trải của mình trước những em học sinh băn khoăn trước ngưỡng cửa của sự lựa chọn. Có thể nói những lời khuyên trên đây của chị rất thực tế, rất sâu sát với các bạn học sinh, đặc biệt là các bạn trẻ vừa tốt nghiệp.
Mong sao từ nay về sau có càng nhiều các bạn trẻ Việt Nam sang Trung Quốc du học, và mong sao qua Chương trình hôm nay sẽ có càng nhiều bạn quen biết chị và trao đổi với chị.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |