Bác Phan Chương Nghệ An bày tỏ với Ngọc Ánh rằng: Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ lâu đời về mọi mặt, nhất là lĩnh vực văn hóa. Ví dụ như các đền chùa đến nay vẫn còn rất nhiều bức hoành phi, bức trướng trên có những câu đối bằng chữ Hán, ngày nay một số người chỉ biết đọc, nhưng không hiểu được ý nghĩa cụ thể của chúng. Chỉ có những người nghiên cứu cổ văn Trung Quốc mới có thể hiểu được qua sự giải đáp giải nghĩa của những chữ Hán trên hoành phi hoặc các bức trướng. Ở Việt Nam, nhiều người đặc biệt là những người cao tuổi rất hâm hộ thuốc Bắc Trung Quốc hay còn gọi là Trung dược, nhưng điều khó khăn hiện nay là các ông thầy lang đã ngày càng ít dần, chỉ các bệnh viện cấp tỉnh mới có khoa Trung y. Tuy các cửa hàng thuốc có bán thuốc Trung y và Tây y, nhưng những đơn thuốc Trung y đáng tin cậy lại rất hiếm. Tôi xin đề nghị quý Đài nếu có thể được nên phổ biến các bài thuốc bổ dưỡng sinh, thuốc ngâm rượu của các danh y kim cổ Trung Quốc thì thật là hay quá. Ngoài ra rất nhiều cư dân mạng cũng quan tâm đến Trung y Trung dược Trung Quốc.
Ngọc Ánh: Bác Phan Chương kính mến, cảm ơn bác đã dành sự ưu ái cho Hộ̣p thư Ngọc Ánh. Bác nói đúng, Hai nước Trung- Việt có nền văn hóa gắn bó với nhau từ xa xưa, tất nhiên cả nền y học cũng có ảnh hưởng rất lớn với nhau. Vấn đề bác đề nghị trong thư cũng chính là vấn đề chúng tôi quan tâm. Trên trang web CRI có mục "Trung y Trung dược" có nội dung giới thiệu y dược truyền thống Trung Quốc, có lẽ bác vào mạng có chút khó khăn vì tuổi cao, vậy bác có thể nhờ con cháu bác truy cập trang web của CRI đón đọc mục "Trung y Trung dược" rồi giới thiệu lại cho bác. Ngọc Ánh xin kính chúc bác sang năm mới sức khỏe dồi dào, và sẽ vẫn nhận được thư của bác. Các bạn cư dân mạng quan tâm và có hứng thú đối với Trung y Trung dược, cũng hoan nghênh các bạn truy cập trang web CRI để đón đọc và tìm hiểu. Chúc sức khỏe các bạn.
Bạn Kiên Cường tỉnh Bình Phước bày tỏ rằng: Gần đây em thường xuyên vào trang web của quý Đài, thấy nội dung hơn hẳn trước đây. Cô có thể trả lời giúp em câu hỏi này được không? Ngày xưa con rể của vua gọi là phò mã, tại sao lại gọi là phò mã? Vậy con dâu của vua thì gọi là gì?
Ngọc Ánh: Bạn Kiên Cường thân mến, là người làm vườn của mảnh vười kiến thức Hộp thư Ngọc Ánh, Ngọc Ánh rất vui có dịp giải đáp câu hỏi trên đây của bạn, có lẽ nhiều bạn cũng quan tâm và có hứng thú đối với câu hỏi của bạn. Trước hết Ngọc Ánh giải đáp bạn về phò mã, con rể nhà vua.
Năm 211 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng Doanh Chính thống nhất Trung Quốc, thành lập nhà nước tập quyền Trung ương đầu tiên trên lịch sử Trung Quốc, đó là thời Nhà Tần, ông lên ngôi tự xưng là Hoàng đế đầu tiên Trung Quốc. Tần Thủy Hoàng thường xuyên đi tuần tra khắp nơi trong nước, mỗi khi xuất phát, đều người trước người sau rầm rầm rộ rộ. Trương Lương một mưu sĩ ở Bác Lang Sa nay là Nguyên Dương tỉnh Hà Nam đã cùng với đại lực sĩ mưu sát Tần Thủy Hoàng, nhưng chỉ bắn trúng cỗ xe phụ. Vụ này khiến Tần Thủy Hoàng hết sức kinh hãi, ông luôn cho mình là "chân Long Thiên tử", có nghĩa là rồng thật con trời, không nên để thiên hạ biết tung tích của mình. Bởi vậy, khi đi tuần tra, ông thường thay đổi cỗ xe ngựa, đồng thời bố trí nhiều cỗ xe phụ đi theo. Ngoài ra, Tần Thủy Hoàng còn bố trí người thế thân để che mắt thiên hạ, làm như Hoàng Đế ngồi trên cỗ xe phụ. Từ đó, các đời vua về sau khi đi tuần tra cũng đều mô phỏng cách làm của Tần Thủy Hoàng, đích thân lựa chọn người thế thân, mà những người thế thân được nhà vua lựa chọn đều là con rể vua. Bởi vì, con rể nhà vua là người trong hoàng thất, không thể làm tổn hại đến sự uy nghi và tôn nghiêm của nhà vua, mà các nhà vua cho rằng, con rể mình đáng tin hơn là người ngoài, nếu nhỡ có xảy ra sự bất trắc, thì con rể là người ngoại tộc, nếu có thiệt mạng chẳng qua chỉ là vật hy sinh cho nhà vua mà thôi, còn hoàng tử tuyệt đối không bao giờ ngồi cỗ xe phụ. Như vậy, con rể nhà vua đảm nhiệm thế thân thường ngồi trên cỗ xe phụ, theo nhà vua đi khắp nơi thị sát, về sau mọi người gọi con rể nhà vua là "Phò Mã" chính là xuất xứ như trên. "Phò Mã" có nghĩa là cỗ xe ngựa phụ.
Còn con dâu của nhà vua thường gọi là Vương Phi, hoặc là Hoàng Phi.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |