• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Nam Đường hậu chủ Lý Dục

    2012-08-21 18:16:57     cri

    Nghe Online-I            Nghe Online-II

    Ngọc Ánh : Là bến hẹn tình bạn, mảnh vườn kiến thức, chúng tôi mong muốn Hộp thư Ngọc Ánh luôn luôn là nơi để các bạn dốc bầu tâm sự, quen biết nhau và trao đổi kiến thức, để chúng ta trở thành những người bạn tốt của nhau, cùng nhau tiến bộ.

    Ngọc Ánh nhớ từng hứa sẽ đáp ứng yêu cầu một bạn tên là Toàn có nikcname toan_km97@ là giới thiệu về một nhà thơ lớn thời Nam Đường tên là Lý Dục mà mọi người thường gọi là Nam Đường hậu chủ Lý Dục.

    Bạn toan_km97@ viết: Tôi là một thính giả thường xuyên theo dõi các chương trình của Đài, tôi rất thích tìm hiểu về văn hóa Trung quốc. Tôi có biết đến một nhà thơ lớn thời Đường là Lý Dục (Nam Đường hậu chủ) và muốn tìm hiểu về cuộc đời, thơ văn của ông, nhưng tài liệu tiếng Việt Nam về ông lại không nhiều và không chi tiết lắm. Vậy rất mong quý Đài cung cấp cho tôi những tài liệu về cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm của nhân vật này.

    Sau đây xin đáp ứng yêu cầu của bạn Toàn và hoan nghênh các bạn quan tâm và có cảm hứng cùng nghe, mong lời giới thiệu sau đây của chúng tôi có thể làm tư liệu mà bạn đang cần.

    Nam Đường hậu chủ Lý Dục

    Lý Dục 李煜 (937-978) vốn tên là Lý Tòng Gia, tự Trùng Quang 重光, hiệu là Chung Ẩn 钟隐, người đời quen gọi là Nam Đường Hậu Chủ, quê ở Bành Thành, tức ở Từ Châu tỉnh Giang Tô Trung Quốc ngày nay. Ông nối ngôi vua vào năm thứ hai Tống Kiến Long, tức năm 961 công nguyên. Lý Dục là đời vua thứ 3 và cũng là Đời vua cuối cùng của triều Nam Đường, cho nên người đời xưng ông là Nam Đường hậu chủ. Ông là người nhân huệ minh mẫn, văn hay hoạ khéo, sành âm luật. Thơ văn, đặc biệt là từ của ông có trình độ rất cao, nhiều bài thơ hoặc từ do ông sáng tác được lưu truyền và có sự ảnh hưởng rộng rãi cho đến ngày nay và được nhiều người yêu thích. Thơ văn và từ của ông chủ yếu được chia làm hai loại. Một là những tác phẩm được sáng tác vào trước khi mất nước đầu hàng nhà Tống, đề tài chỉ hạn hẹp ở chỗ phản ánh sinh hoạt và tình yêu lứa đôi trong cung đình; Hai là những tác phẩm được sáng tác vào sau khi mất nước đầu hàng nhà Tống, phản ánh tâm trạng đau xót trước cảnh lầm than mất nước. "Ngu mỹ nhân", "Lang đào sa", "Ô dạ đề", "Tương kiến hoan", đặc biệt là bài từ "Ngu mỹ nhân" ... chủ yếu mô tả tâm trạng thê lương ai oán của ông, ngày ngày rửa mặt bằng nước mắt, đứng tựa lan can nhìn ra phía xa xa, nằm mơ cũng chỉ mong có thể trở về quê hương đất nước, những tác phẩm bất hủ của ông chiếm vị trí rất quan trong lịch sử từ của Trung Quốc. Cho nên ông được mệnh danh là "Thiên cổ từ đế", tức vua muôn thủa của các bài từ, có sự ảnh hưởng cho muôn đời sau.

    Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dật sau khi trải qua "Bối tửu dịch binh quyền", tức giải tán binh quyền của các tướng lĩnh trong bữa tiệc rượu, đã ổn định được ách thống trị nội bộ. Bấy giờ, Trung Nguyên vẫn còn 10 nước thời Ngũ Đại là Bắc Hán, Nam Đường, Ngô Việt, Hậu Thục, Nam Hán, Nam Bình v.v. Tống Thái Tổ không chỉ muốn thiết lập triều Bắc Tống, mà còn có dã tâm thống nhất Trung Nguyên. Nam Đường là một chính quyền cát cứ lớn nhất trong số 10 nước, có đất đai màu mỡ và không bị chiến tranh tàn phá như vùng Trung Nguyên, nên kinh tế phát triển, đất nước giàu mạnh. Nhưng các đời vua Nam Đường lại là những người bất tài, đã khiến đất nước dần dần trở nên suy yếu. Lý Dục là người con trai thứ 6 của Đường Nguyên Tông, vì 5 người anh đều mất sớm nên mới được nối ngôi, nhưng khi ông lên làm vua thì cũng là thời kỳ triều Nam Đường đã suy yếu đến kiệt quệ.

    Trước đó, năm thứ hai Tống Kiến Long tức năm 961 công nguyên, anh trai của Lý Dục là Lý Cảnh đang làm vua, ông rời đô đến Nam Xương rồi lập Lý Dục làm Thái tử giám quốc, ra lệnh cho Lý Dục ở lại Kim Lăng. Nhưng đến tháng 6 năm 961, Lý Cảnh qua đời, Lý Dục liền lên nối ngôi tại Kim Lăng. Thế nhưng Lý Dục lại có tính ăn chơi, ham sắc đẹp, chỉ thích làm thơ viết từ, thư họa, chẳng để tâm gì đến việc nước việc triều chính.

    Lý Dục theo đạo Phật, suốt ngày say sưa trong thơ từ ca phú. Trung Quốc có khá nhiều Hoàng đế ham mê chơi chữ, mà người thực sự có tu dưỡng về văn học thì chẳng có mấy ai, nhưng Lý Dục lại là người rất nổi bật về mặt này. Trong cuốn "Từ lâm kỷ sự" đã khen ông từ nhỏ thông minh lanh lợi, giỏi văn chương, hội họa và thông âm luật. Khi ông lên ngôi thì triều Nam Đường đã lung lay đến tận gốc, mà ông vẫn điềm nhiên không để tâm tới chính sự. Lý Dục là một người nhu nhược, nhằm giữ vững địa vị của mình, ông hàng năm tiến cống cho Bắc Tống rất nhiều vàng bạc châu báu. Về sau, khi thấy Tống Thái Tổ liên tiếp tiêu diệt 3 nước nhỏ ở xung quanh, ông mới hoảng hốt gửi thư cho Tống Thái Tổ, bày tỏ muốn xóa bỏ quốc hiệu Nam Đường, xin đổi xưng mình là "Giang Nam quốc chủ".

    Tháng 9 năm 974 công nguyên, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dật ra lệnh cho Lý Dục đi Khai Phong, nhưng ông lại thoái thác lâm bệnh không chịu đi, thế là Tống Thái Tổ liền ra lệnh cho hai tướng Tào Bân và Phan Mỹ dẫn 100 nghìn đại quân chia làm hai đường thủy bộ tấn công Nam Đường. Tào Bân theo đường thủy đã nhanh chóng chiếm được Kim Lăng. Trong lúc nguy khốn như vậy mà Lý Dục vẫn thản nhiên say sưa trong thơ từ ca phú. Sau khi nghe tiếng ngựa chiến hí vang bốn bề, nhà vua mới sực nhớ mình còn chưa đến Thái miếu đền thờ tổ tông, lần này rời khỏi Giang Nam thì biết bao giờ trở lại. Nhà vua lặng lẽ nhìn tòa cung điện nơi mình đã sinh sống trong mấy chục năm qua mà lòng đau khôn tả, một khi mình bị bắt thì không biết sẽ bị đầy ải đến đâu, nhà vua không dám nghĩ tiếp nữa ..... Bấy giờ, quân Tống đã tiến vào cửa cung, Lý Dục vội vàng thay quần áo trắng, sai người bưng ngọc tỷ, rồi dẫn hơn 45 người trong cung ra đầu hàng.

    Tống Thái Tổ nói một cách mỉa mai rằng: "Nếu Lý Dục cũng gắng công trị nước như làm thơ từ ca phú, thì đâu đến nỗi bị bắt như ngày hôm nay".

    Sau khi Lý hậu chủ bị bắt, Tống Thái Tổ phong ông làm "Vi Mệnh Hầu", đối xử với ông rất nhạt nhẽo. Từ đó về sau, hậu chủ sống cuộc đời tù túng cách biệt với thế giới bên ngoài tại Biện Kinh, ông thực sự trở thành một người lẻ loi cô đơn trên đời, tuy cũng có chức tước, nhưng thực ra cũng chẳng khác gì tù nhân, các đại thần trước đây cũng chẳng còn ai liên hệ với ông, bởi lẽ một ông vua lạc phách trầm luân đã mất nước, đã không có tác dụng mảy may đối với các cựu thần Giang Nam đang háo hức mưu cầu danh tước.

    Những bài viết của Lý Dục sau khi bị mất nước rất hay, đã đạt tới trình độ siêu đẳng, mà nổi tiếng nhất là bài "Ngu mỹ nhân". Nghe nói, Tống Thái Tông nghe xong bài từ liền nổi cơn lôi đình, nhân đó nói ông có "Cố quốc chi tư", ban cho ông một liều thuốc độc gọi là "Khuyên cơ tán", buộc ông uống rồi đứt ruột mà chết.

    虞美人

    作者:南唐后主 李煜

    春花秋月何时了?往事知多少。小楼昨夜又东风,故国不堪回首月明中。 雕栏玉砌应犹在,只是朱颜改。问君能有几多愁?恰似一江春水向东流。

    Ngu mỹ nhân

    Tác giả: Lý Dục

    Xuân hoa thu nguyệt hà thời liễu,

    Nhân sanh phồn hoa chi đa thiểu.

    Tiểu lầu tạc dạ hữu đông phong,

    Cố quốc bất kham hồi thủ nguyệt minh trung.

    Điêu lan ngọc thế ứng do tại, chỉ thị chu ngạn cải.

    Vấn quân năng hữu kỷ đa sầu?

    Kháp tự nhất giang xuân thủy hướng đông lưu".

    Ngu mỹ nhân

    Tác giả: Lý Dục

    (Người dịch: Nguyễn Chí Viễn)

    Xuân hoa thu nguyệt bao giờ hết

    Dĩ vãng bao nhiêu việc

    Đêm qua gác nhỏ lại đông phong

    Nước cũ chẳng kham ngoảnh lại dưới trăng trong

    Hiên son bệ ngọc chừng nguyên tại

    Chỉ có dung nhan đổi

    Hỏi ai hay đặng bấy nhiêu sầu

    Đầy ngập một dòng xuân thuỷ chảy về đông

    Đây là bài từ cuối cùng trong đời Lý Dục, bày tỏ nỗi lòng đau như cắt, căm phẫn tột độ, thê thảm bi ai trước cảnh mất nước. Bài từ này đã được lưu truyền muôn thủa cho đến ngày nay.

    Mong sao nội dung trên đây sẽ có thể làm phong phú nội dung sưu tầm tài liệu về Nam Đường Hậu chủ Lý Dục của bạn Toàn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>