Bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh tỉnh Hồ Bắc trong mùa thi tuyển năm 2011 Trung Quốc
Đề bài: Lấy "Sách cũ" làm đề bài, mời anh/ chị viết bài văn trên 800 chữ, không giới hạn về thể loại.
Trước hết Ngọc Ánh xin phân tích đề bài. Đề bài làm văn tuy ngắn, nhưng muốn làm cho hay không dễ, vì không có tài liệu kèm theo để tham khảo. Theo nhận xét của nhiều thí sinh và giáo viên môn văn Trung Quốc, đề thi làm văn của tỉnh Hồ Bắc năm 2011 là khó nhất. Nhìn đề bài "Sách cũ", trọng tâm không phải là chữ "sách" mà là chữ "cũ", yêu cầu thí sinh có sự lý giải, cảm nhận để từ đó bày tỏ tình cảm hoặc nhìn nhận nào đó đối với câu chuyện mà mình trình bày. Thí sinh cũng có thể căn cứ vào "sách" để luận cái "cũ", có thể căn cứ vào cái "cũ" để luận "sách", và cũng có thể căn cứ vào "sách" để luận "sách". Đề văn này thực ra rất linh hoạt, có thể đi vào thế giới nội tâm thực tế của thí sinh, quan tâm đến quá trình trưởng thành của thí sinh, và cũng thể hiện tư tưởng lấy con người làm gốc, hướng dẫn học sinh quan tâm đến xã hội, quan tâm đời sống và cũng quan tâm đến sự trưởng thành của bản thân. Cho nên đây cũng là đề thi sát hạch rất bổ ích đối với thí sinh.
Bài làm: Sách cũ
Đề ký: Chỉ cần giở trang đầu tiên, sẽ biết mỗi hàng chữ viết những gì.
Có một thứ gọi là ký ức, có một cộng đồng có tên gọi là sách cũ. Tôi tuyệt đối không phải là nhà sưu tầm, và cũng không phải là người thích chơi tem.
Tôi đơn thuần chỉ thích đọc sách, do vậy mà không rời khỏi quyển sách. Tôi thích đọc sách, các ngăn tủ sách đầy ắp có thể minh chứng điều này. Thích đọc sách, thích sách, thích bình phẩm, thâu tóm hương vị trong các câu chữ. Thích đọc sách, cũng tất nhiên là thích mua sách, bất kể có bao nhiêu cuốn sách, thì trong góc tủ sách không dễ để mắt tới nhất, bao giờ cũng đặt mấy quyển sách ít để ý tới.
Sách đã rất cũ rồi, những trang sách đã bắt đầu ngả sang màu vàng nhạt, ngay cả ngày tháng xuất bản trên bìa sách cũng đã bị tróc mòn, quyển sách "tuổi tác" trẻ nhất trong những cuốn sách cũ này không thể ít tuổi hơn tôi. Chúng quả thật không phải là sách của tôi, mà tôi cũng chưa đi qua cửa hàng bán sách cũ lần nào, có lẽ, sau này quán sách cũ sẽ là nơi quan trọng mà tôi thường xuyên đến đó.
Những cuốn sách cũ này đều là do cha ông để lại cho tôi, tôi kế thừa sự gửi gắm tâm hồn của thế hệ cha ông. Sách của tôi, đặt bên cạnh mấy cuốn sách cũ đó, mới chỉ mười mấy năm tuổi, đó là những cuốn sách mà tôi đã lớn lên đôi chút mới tự mình đi mua. Sách cũ của tôi, thường bị tôi giở đến cũ nát.
Khi tôi giở cuốn sách cũ ra xem, đọc những dòng chữ đã quen thuộc, nhìn nét bút gạch dưới một số dòng chữ, cũng khiến tâm hồn tôi cảm thấy mê say. Có những chương những hồi đã bị tôi viết những dòng chú thích dày đặc, khiến tôi bỗng cảm thấy cuộc đời trở nên hào phóng, chỉ muốn đem so sánh với trang sách, xem số chữ của ai nhiều hơn. Một mình giở trang sách, đọc tỉ mỉ những dòng chữ mình viết chú thích, nhớ lại thời khắc của năm nào, đã lâu chưa gặp, vẫn có đôi chút sắc bén; lại đọc tỉ mỉ và nghiền ngẫm những dòng chữ mà mình viết năm nào, có những chỗ tôi đã cảm thấy bất bình, cảm thấy non nớt, không chín chắn chút nào, đó là tiêu chí trưởng thành đến ngày nay của tôi. Tôi cầm bút lên, thỉnh thoảng lại tô tô viết viết gì đó.
Có khi những cuốn sách đó cũng mang lại cho tôi nhiều gợi ý, ban đầu một quan điểm nào đó, rất có thể tôi đã quên rồi, hôm nay đọc lại, bỗng chốc có cảm giác vỡ lẽ ra ngay, thật là thoải mái. Đọc lại sách cũ, đặc biệt là cuốn sách hay, theo tôi thì, nói đó là sự trở về của ký ức, chi bằng nói rằng lại một lần nữa va mạnh vào tình cảm, sự va đập tình cảm mạnh nhất thường là lần đầu tiên đọc, thế nhưng mỗi khi đọc lại đều có cảm giác khác nhau. Đọc trăm lượt sách, kiến giải do mình. Câu này không phải là không có nguyên nhân. Trong tay cầm cuốn sách cũ, dường như là đang ôm ấp niềm hạnh phúc. Ngày nay, cảm giác về niềm hạnh phúc này vẫn đang không ngừng mở rộng: trong chiếc tủ sách đứng ở góc tường, những cuốn sách đã bị giở đi giở lại đến cũ đi vẫn đang không ngừng gia nhập vào hàng ngũ sách cũ, tràn trề cả không gian, cho đến khi chúng "chảy" cả ra ngoài.
Cho đến một ngày nào đó, có người hỏi tôi: "Bạn có của cải gì?". Tôi có sách cũ, chứa đầy nhà.
Lời bình: Bài văn này vừa kể chuyện, lại vừa nghị luận một cách trữ tình một cách vắn tắt, đã bày tỏ tình cảm gắn bó với sách cũ của thí sinh, đọc sách cũ còn có thể nhớ lại sự việc trước kia, tổng kết kinh nghiệm bài học, suy nghĩ về nhân sinh, thí sinh đã nắm bắt rất chính xác ý nghĩa chủ yếu của đề bài. Ngôn từ có bề dày, sâu nặng, đã thể hiện tố chất thích suy nghĩ, thích nghiên cứu của thí sinh, rất chiếm được thiện cảm của giáo viên chấm bài. Ví dụ như câu: "Đọc lại sách cũ, đặc biệt là cuốn sách hay, theo tôi thì, nói đó là sự trở về của ký ức, chi bằng nói rằng lại một lần nữa va mạnh vào tình cảm, sự va đập tình cảm này mạnh nhất thường là lần đầu tiên đọc, thế nhưng mỗi khi đọc lại đều có cảm giác khác nhau." Phần kết của bài văn đã đi sâu vào chủ đề. Kết cấu bài văn rõ ràng, đi sâu từng lớp một.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |