Đề bài:
Lấy "từ chối tầm thường" làm đề bài, không tránh khỏi bình thường, nhưng không thể tầm thường, làm người không thể tầm thường, tầm thường sẽ không có sáng tạo, không phát triển, không tiến lên được. Xử thế không thể tầm thường, bởi vậy, phải có nguyên tắc, phải có nhận thức, phải kiên trì.
Mời anh/chị làm bài trên 800 chữ, ngoài thơ ca ra, không giới hạn về thể loại.
Bài làm: Từ chối tầm thường
Tranh châm biếm về dân số
Trần gian vẩn đục riêng tôi trong
Đám đông đều say riêng tôi tỉnh
Ngày nay, mọi người phần lớn thường hay dùng hai chữ "tầm thường" để tự ví mình. Tức là hùa theo thời thế, người ta nói gì mình cũng nói vậy, khiến cho bản thân ít đi nguyên tắc, nhiều thêm tiền bạc, ít đi sự kiên trì, nhiều thêm thứ nịnh nọt.
Nhưng tôi phải nói: Từ chối tầm thường.
Cái từ "phần tử trí thức", được bắt nguồn từ phương Tây, nghĩa gốc của nó là chỉ những người có lý tưởng, có học thức, đóng góp cho xã hội, giáo dục người khác. Vào thời cổ Trung Quốc, cũng có sự khái quát chính xác như sau: Vì thiên địa lập tâm, vì dân sinh lập địa, kế thừa học thức của thánh nhân thời cổ, dựng xây hòa bình cho muôn đời sau.
Thế nhưng ngày nay, cái danh từ thiêng liêng này lại có sự giải nghĩa mới. Trong cuốn Từ điển Hán Ngữ hiện đại, danh từ phần tử trí thức được giải nghĩa là: Người có học thức cao, làm công tác giáo dục văn hóa.
Và như vậy thì, danh từ phần tử trí thức hầu như đã trở nên tầm thường, đặc tính của nó bị tan biến và cũng chỉ như người bình thường vậy. Phần tử trí thức từ các bậc thầy, như tấm gương Thánh nhân Khổng Tử, Nhà triết học Hy Lạp nổi tiếng Socrates, đã biến thành "phần tử trí thức" như các loại giáo sư, chuyên gia ngày nay rồi.
Các hiện tượng vui chơi giải trí trong xã hội ngày nay, cũng khiến cho các phần tử trí thức trở nên tầm thường, từ việc "giảng về lịch sử Tam Quốc " , "giảng về lịch sử Thanh-Minh " tràn lan, cho đến bận rộn cho việc vực dậy danh nghĩa của chương trình thi "Siêu nữ", các phần tử trí thức thật khiến mọi người chẳng biết làm sao.
Bởi vậy, mọi người bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến các phần tử trí thức của thế kỷ 20, tưởng nhớ sự sắc bén của Lỗ Tấn, tưởng nhớ sự hào phóng của Trương Thái Viêm, tưởng nhớ lý tưởng của Lý Đại Chiêu, tưởng nhớ sự theo đuổi son sắt của Trần Dần Khác.
Ông Mã Dần Sơ lúc sinh thời
Ông Mã Dần Sơ sinh vào cuối thế kỷ 19, từng là một trong những thành viên của lớp trẻ sang Mỹ du học vào cuối thời nhà Thanh, thành tựu nghiên cứu về lĩnh vực Kinh tế học của ông cho đến nay vẫn có sự ảnh hưởng sâu xa.
Ông được mọi người ngưỡng mộ, không những vì học thức uyên bác, càng vì phẩm chất kiên định, ông không cam tâm với tầm thường. Trong cuối những 50 của thế trước, ông Mã Dần Sơ quá tuổi cổ lai hy đã cho đăng bài nhan đề "Dân số luận mới", trình bày tư tưởng kiểm soát tăng dân số. Song đã bị các nhà lãnh đạo Trung ương lúc bấy giờ tảy chay, thế nhưng ông không hề chùn bước, vẫn nhiều lần cho đăng bài để hoàn thiện lý luận của mình, vì vậy mà ông thậm chí bị phê phán và bị bức hại. Trước sự khuyên nhủ của người bạn tâm đầu ý hợp Chu Ân Lai, ông Mã Dần Sơ đã phải thốt lên rằng "Tôi yêu bạn hiền, song tôi càng yêu chân lý".
Nhà thơ Bắc Đảo nổi tiếng Trung Quốc từng nói rằng: Hèn mạt chính là giấy thông hành của những kẻ hèn mạt, cao thượng chính là tấm bia mộ của những người cao thượng. Hãy xem kìa, trên bầu trời giát vàng, bay đầy bóng hình khom lưng khúm núm của những người đã quá cố. Bóng hình của ông Mã Dần Sơ thì lại không hề khom lưng chút nào, ông đã khắc ghi lên tấm bia mộ minh chí của mình bằng tinh thần kiên định, không cam tâm với tầm thường.
Trần gian vẩn đục riêng tôi trong, đám đông đều say riêng tôi tỉnh. Trong xã hội tham vọng đồng tiền ngày nay, tôi lại phải nói rằng: Từ chối tầm thường.
[Lời bình]
Bài văn của các học sinh trung học thường trình bày một cách nông và rộng là xong, bình luận một cách qua loa, không sành thảo luận cho một đề tài nhỏ, hoặc một lĩnh vực cụ thể nào đó. Bài văn này đã toát lên sự thông minh ở chỗ chỉ từ góc độ của phần tử trí thức để nói về "từ chối tầm thường". Tập trung hỏa lực, chỉ tấn công một chỗ, đi sâu khai thác. "Cổ chi thánh nhân kỳ xuất nhân giã viễn hĩ, kim chi chúng nhân kỳ hạ thánh nhân giã dược viễn hĩ." (Có nghĩa là:Thánh nhân thời cổ, họ vượt xa những người bình thường; những người bình thường ngày nay cũng kém xa so với các thánh nhân thời cổ. )Bài văn này đã hết sức ca ngợi phần tử trí thức trước đây có lý tưởng, có học thức, có sự đóng góp cho xã hội, giáo dục cảm hóa mọi người; hết sức đau lòng đối với các hiện tượng quái lạ trong các phần tử trí thức ngày nay. Hai bộ phận được đưa ra bằng sự thật trình bày một cách có lý, so sánh phân tích một cách rất mạnh mẽ. Thí sinh cho rằng, các phần tử trí thức " chẳng khác gì người bình thường" thì quả là rất tầm thường, và tuyên thệ rằng: Từ chối tầm thường. Tất nhiên, trong sinh hoạt, chúng ta cũng nghe nhiều lời tuyên thệ như vậy, mong lời tuyên thệ của thí sinh này có thể trở thành sự thật.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |