Bạn Hoàng Duy Khanh, ở phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh viết,
Là một thính giả gắn bó với các chương trình phát thanh của Quý Đài đã tròn 20 năm, từ năm 1991, khi đó tôi mới là một đứa trẻ 12 tuổi. Cái cảm giá thấp thỏm để đến giờ đọc truyện của Quý Đài là giành rađiô với ba, đến bây giờ vẫn còn nguyên vẹn cho dù ba tôi đã khuất núi được 13 năm. Truyện dài "Anh hùng xạ điêu" đã làm cầu nối để tôi thưởng thức hết các tiết mục của Quý Đài và đặc biệt "Hộp thư Ngọc Ánh" làm cầu nối hữu hiệu và có tình cảm xúc tươi mới qua mỗi bản tin cập nhật và luôn là người bạn tri kỷ đồng hành trên sự nghiệp của đời tôi.
Kính chúc Quý Đài có thêm nhiều lượng khán giả hơn nữa và đồng hành cùng Quý Đài trên bước đường phát triển ngày càng lớn mạnh của Quý Đài.
Bạn Nguyễn Tuấn Anh ở xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An viết,
Lần đầu tiên tôi biết đến chương trình phát sóng tiếng Việt của đài là vào những năm tôi học phổ thông. Khi đó, tuổi còn trẻ nên tôi chỉ thích nghe có mỗi mục đọc truyện và hộp thư Ngọc Ánh. Đôi lúc cũng có nghe mục "Học tiếng phổ thông Trung Quốc" do anh chị Hùng Anh - Phi Yến phụ trách, nhưng tất nhiên là chẳng hiểu gì, chẳng tiếp thu được gì. Trên đài, chị Phi Yến đọc "Phụ âm X, ghép với nguyên âm Y, thanh N...", còn tôi thì nghĩ "Chữ Trung Quốc viết loằng ngoằng như thế, biết đâu là phụ âm, đâu là nguyên âm, lại còn cả thanh điệu nữa".
Giờ đây, khi đã là "người lớn", tôi lại muốn học tiếng Trung. Thực ra thì ý muốn này đã có từ vài năm trước, nhưng do điều kiện công việc, tôi chẳng có thời gian để học. Thú thật với anh chị, tôi có 2 lý do để học tiếng Trung. Thứ nhất, khi lớn lên rồi, tôi ý thức được vai trò của Trung Quốc trên trường quốc tế nói chung và trong mối quan hệ với Việt Nam nói riêng. Nhiều lúc đọc báo, thấy người ta ghi nguồn là một website tiếng Trung, mà tôi lại không biết tiếng Trung nên muốn biết bản gốc cũng chịu. Điều này khiến tôi cảm thấy rất "ấm ức" và cũng thổi lên trong tôi ham muốn học tiếng Trung. Học để tìm hiểu thêm về đất nước Trung Quốc hiện đại, về xã hội Trung Quốc hiện đại. Lý do thứ hai khiến tôi muốn học tiếng Trung nằm ở chỗ tôi là trưởng họ tương lai. Dù muốn hay không thì sự thật là Việt Nam đã trải qua 1000 năm Bắc thuộc, chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Bắc. Cho đến nay, nhiều gia phả họ tộc, văn tự cúng bái vẫn còn ghi bằng chữ Nho (chữ tượng hình) hoặc chữ Hán-Nôm (chữ latin). Ở quê tôi, những người am hiểu thứ chữ đó còn lại không nhiều, và họ đều đã ở vào tuổi "cổ lai hi". Là kẻ hậu bối được ăn học đến nơi đến chốn, tôi tự thấy học chữ Nho để giữ gìn văn hóa thờ cúng tổ tiên của cha ông là trách nhiệm của mình.
Và tôi đã bắt đầu học tiếng Trung.
Đọc qua nhiều lời nhắn của thính giả Việt Nam để lại trên website của CRI Việt ngữ, tôi nhận thấy có rất nhiều bạn mong muốn tự học tiếng Trung với CRI. Điều này cũng phù hợp với thực tế rằng, nhu cầu học tiếng Trung ở các trường đại học Việt Nam đã tăng lên rõ rệt trong mấy năm gần đây. Tôi xin đề nghị Quý Đài số hóa bộ bài giảng của mình và đưa lên mạng cho thính giả khắp nơi có thể tải về dùng. Tất nhiên, đó dẫu sao cũng chỉ là suy nghĩ của tôi.
Cuối thư, xin được kính chúc toàn thể anh chị cùng gia đình mạnh khỏe, chúc Ban tiếng Việt của Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc tiếp tục là cầu nối cho tình hữu nghị Việt Trung anh em!
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |