Thành phố nhỏ Thiệu Hưng ở miền Giang Nam Trung Quốc đã có hơn 2500 năm lịch sử, nằm ở bờ phía nam sông Tiền Đường tỉnh Chiết Giang, có phong cảnh nhịp cầu, dòng nước hữu tình và trong lịch sử từng xuất hiện nhiều danh nhân mà trở nên nổi tiếng. Nhiều cố cư danh nhân và di tích văn hóa nằm rải rác trong thành phố đã khiến người Thiệu Hưng ngày nay cảm thấy vô cùng kiêu hãnh, Đặc biệt là những cố cư của các danh nhân như Lỗ Tấn, Chu Ân Lai, Thu Cẩn ... luôn được trùng tu sửa sang và giữ gìn cẩn thận. Nơi đây đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, sản vật dồi dào, được gọi là xứ sở của gạo cá. Trong địa phận Thiệu Hưng có nhiều sông hồ chằng chịt, cho nên còn được xứ sở của sông nước, đô thị cầu sông. Vào thời Xuân Thu, Thiệu Hưng là Quốc đô của nước Việt, thời nhà Tùy gọi là Ngô Châu, đến thời nhà Đường gọi là Việt Châu, đến thời nhà Tống năm (1130), vua Tống Cao Tông trở về Việt Châu, liền viết bốn chữ "Thiệu tác trung hưng" làm đề cho phủ, từ đó Việt Châu đổi tên thành Phủ Thiệu Hưng, là thủ đô lâm thời của Nam Tống trong một năm tám tháng. Hiện nay Thiệu Hưng có hơn 4 triệu dân.
Non nước Thiệu Hưng tươi đẹp, là nơi đất lành chim đậu, nhiều hào kiệt nhân tài, là cố đô có nhiều văn vật, nhiều di tích lịch sử, và vẫn giữ nguyên những khu phố cổ mang phong cách độc đáo.
Ngày nay, Thiệu Hưng đã trở thành thành phố văn hóa lịch sử và du lịch nổi tiếng và là nơi du lịch lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.
Sau đây Ngọc Ánh sẽ hướng dẫn bạn Nguyễn Tuấn Anh và các bạn qua làn sóng điện cùng dạo bước trên đường phố Thiệu Hưng để đi thăm quan cố cư của Đại văn hào nổi tiếng Trung Quốc Lỗ Tấn mà các bạn rất quen thuộc nhé.
Chúng ta cùng đi trên đường phố trải phiến đá đen chạy từ tây sang đông, trên phố có một ngôi nhà có liên quan tới cuộc sống của Lỗ Tấn, đó là nhà hàng Hàm Hanh. Tại đây, du khách đang vui vẻ uống rượu vàng Hoa Điêu, ăn đậu tằm rang muối hoặc vịt hầm với rượu, mọi người như đang sống trong cảnh tiểu thuyết dưới ngòi bút của Lỗ Tấn.
Người Thiệu Hưng có câu nói "Không vào Hàm Hanh thì coi như chưa đến Thiệu Hưng".
Men theo ngõ hẻm tiếp tục đi về phía trước, thì sẽ nhìn thấy khu nhà tổ và cố cư của Lỗ Tấn. Trên Đài Môn-một loại kiến trúc truyền thống địa phương đều có đặt họ của các đại gia, Lỗ Tấn nguyên họ Chu, dòng họ Chu từng là một gia tộc có danh vọng tại địa phương, nên nóc nhà có hình dạng như một chiếc mũ quan, đây là cánh cửa sổ để tìm hiểu về trạng thái sinh hoạt của các gia tộc lớn truyền thống tại Thiệu Hưng.
Nhà ở của tổ tiên Lỗ Tấn, cũng là một khu nhà họ Chu xây dựng sớm nhất tại Thiệu Hưng, Lỗ Tấn chưa từng vào đây ở. Năm 2003, ngôi nhà này đã được tu tạo lại trên cơ sở nền đất cũ, chủ yếu là kết hợp bối cảnh dòng họ Chu, để giới thiệu với mọi người về bộ mặt và bối cảnh sinh hoạt của các hộ lớn tại Thiệu Hưng thời bấy giờ, nó tương tự như nhà phong tục tập quán dân tộc, tại Thiệu Hưng hiện còn lại hơn 30 Môn Đài loại này".
Cố cư của Lỗ Tấn còn gọi "Chu gia tân đài môn" càng là nơi thu hút đông đảo du khách.
Truyện "Vườn Bách Thảo" mà người Trung Quốc rất quen thuộc cũng nằm ở trong này. Lỗ Tấn từng viết rằng: "Đằng sau nhà tôi có một khu vườn rất rộng, tương truyền gọi là Vườn Bách Thảo, thực ra chỉ mọc toàn cỏ dại, nhưng bấy giờ đây là lạc viên của tôi".
Trong tác phẩm Lỗ Tấn tả về khung cảnh: Lan can giếng đá nhẵn bóng, cây bồ kết cao to, ong bay hút mật trên hoa cải, chim Vân Tước trong bụi cỏ đột nhiên lao vút lên tầng mây, thì đến nay không còn như xưa nữa, nhưng tiếng ve sầu râm ran trên cành lá vẫn còn đó. Các du khách chụp ảnh lưu niệm bên bia đá có dòng chữ "Vườn Bách Thảo", hoặc vuốt ve chăm chút cây cảnh trong vườn, suy tưởng về những năm tháng thời thơ ấu, Lỗ Tấn từng đùa nghịch tại đây.
Từ cố cư Lỗ Tấn đi ra, đi tiếp về hướng đông khoảng mấy phút đồng hồ thì đến bến sông, dòng sông Trương Mã quanh co chảy dọc theo đường phố đông vui tấp nập, dòng sông hẹp nhưng trong xanh êm đềm, đáp thuyền mùng đen dạo chơi trên sông một vòng cũng là điều rất thú vị. Nếu các bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về Thiệu Hưng, mời bạn đón đọc tác phẩm Lỗ Tấn.
Nếu bạn có dịp đến thăm Thiệu Hưng và tham gia tuor du lịch một ngày, bạn có thể đến thăm quan Lan Đình ở ngoại thành, du ngoạn phong cảnh non nước hoặc duyệt lãm thư pháp. Nơi đây bởi có Vương Hi Chi nhà thư pháp nổi tiếng Trung Quốc thế kỷ 4, nên được gọi là " Thư pháp thánh địa".
Anh Lục Tiểu Linh Đồng người sắm vai Tôn Ngộ Không mà các bạn rất đỗi quen thuộc thường tự hào nói với đông đảo khán thính giả mến mộ anh rằng: Cụ nội nhà tôi, ông nội tôi , cha anh tôi và tôi đều sống trên mảnh đất Thiệu Hưng, chúng tôi đều cất bước từ mảnh đất Thiệu Hưng để lên sân khấu sắm vai Tôn Ngộ Không trong "Tây Du Ký", chúng tôi coi đây như đi Tây Thiên thỉnh kinh vậy. Nếu như gia tộc tôi không sống trên mảnh đất Thiệu Hưng này, thì có lẽ trên sân khấu và trên màn truyền hình Trung Quốc sẽ vắng bóng những nghệ sĩ sắm vai "Mỹ Hầu Vương " của gia tộc tôi.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |