Ngọc Ánh khai bút: Mỗi khi dẫn Hộp thư này, là trong lòng Ngọc Ánh có rất nhiều điều muốn tâm sự với các bạn, muốn trao đổi kiến thức với các bạn, muốn nghe những lời tâm sự của các bạn, muốn giải tỏa nỗi lòng băn khoăn của các bạn, điều càng mong muốn hơn là được các bạn tin cậy, coi Ngọc Ánh là người bạn tri kỷ, là người chị tâm đắc của mình. Từ Bắc Kinh xa xôi, Ngọc Ánh gửi tới các bạn lời chúc may mắn, lời khuyên chân thành, lời nhắn nhủ thân tình.
Trong Hộp thư kỳ này, Ngọc Ánh xin trao đổi và tâm sự với một số bạn thường xuyên quan tâm Hộp thư Ngọc Ánh.
Trước hết Ngọc Ánh xin tiếp bạn Nguyễn Văn Hùng có hòm thư điện tử hiepkhachtinhban2008@y... tâm sự rằng: Cô Ngọc Ánh thân mến, vào những buổi tiết mục văn nghệ cuối tuần, cô đều giới thiệu những bài tản văn hay cho chúng em nghe, em cảm thấy rất bổ ích, giúp tâm hồn chúng em ngày một trong sáng và mến yêu cuộc sống hơn, em hy vọng cô vẫn giữ nguyên chương trình và mong cô sưu tầm nhiều bài tản văn hay hơn nữa! Trong thời gian qua, em nghe giới thiệu đất nước Trung Quốc thực hiện chính sách "Tam Nông" phải không, em không hiểu lắm về chính sách này, mong cô giới thiệu đôi nét.
Ngọc Ánh: Bạn Văn Hùng thân mến, qua thư bạn cũng như thư của các bạn khác, ngọc Ánh phát hiện, rất nhiều bạn thích thưởng thức tản văn của các nhà văn nổi tiếng Trung Quốc. Ví dụ chỉ gần đây nhất, sau khi giới thiệu bài tản văn "Bát cháo của cha" của nhà văn nồ̉i tiếng Đài Loan Trung Quốc Lưu Dung, bạn Nguyễn Thanh Tuyền đã viết lưu ký như sau: Bát cháo đã gắn bó với cuộc đời của mỗi con người. Sau khi nghe bài tản văn này, tác giả đã gợi cho cháu những kỷ niệm về bát cháo thửa nhỏ, bát cháo cũng thơm ngon và thu hút cháu như bát cháo của tác giả. Đó là bát cháo đơn giản nấu bằng gạo, nhưng thật ngọt ngào tình cha mẹ. Cháu rất xúc động khi thấy tác giả là người con hiếu thảo, chính bát cháo người cha đã ghi sâu vào lòng "Tình cha con" thiêng liêng. Cháu cảm phục khi biết rằng thứ tình cảm ấy được gắn bó giữa hai cha con không phải là ruột thịt.
Hai bạn Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Thanh Tuyền thân mến, xin cảm ơn các bạn đã quan tâm và yêu thích thưởng thức tản văn Trung Quốc, mong các bạn yên tâm, hễ các bạn quan tâm và yêu thích thưởng thức nội dung gì thì chúng tôi sẽ đáp ứng yêu cầu nấy của các bạn.
Trong thư bạn Nguyễn Văn Hùng bày tỏ muốn tìm hiểu về vấn đề "Tam Nông" Trung Quốc. Vấn đề bạn nêu rất hiện thực, đây cũng chính là điều mà Chính Phủ và nhân dân Trung Quốc, nhất là đông đảo bà con nông dân Trung Quốc đều quan tâm. Vào hồi 13 giờ đến 14 giờ giờ Hà Nội thứ ba ngày 10 tháng 3 năm nay, Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá 11 và Kỳ họp thứ 2 Chính hiệp khoá 11, gọi tắt là "hai kỳ họp" của Trung Quốc đang diễn ra sôi nổi tại Bắc Kinh, lúc ấy Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI) và Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) lần đầu tiên cùng thực hiện cuộc đối thoại trực tuyến giữa chuyên gia và học giả hai nước nói về vấn đề "Tam Nông" của hai nước Trung Việt. Cuộc đối thoại này đã gây nên sự quan tâm của các cư dân mạng Việt Nam. Hiện nay, nội dung cụ thể của cuộc đối thoại này vẫn còn cài trên trang web của Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc CRI. Bây giờ Ngọc Ánh xin hướng dẫn bạn và những bạn quan tâm vấn đề này cùng truy cập nhé. Trước hết mời bạn vào trang chủ web CRI theo địa chỉ https://vietnamese.cri.cn/
Sau khi giao diện hiện ra, mời các bạn nhấn tiếp vào hai chữ "Chuyên đề", tiếp theo mời các bạn nhấn vào hiển thị tiêu chí màu đỏ trong có những chữ "Hai Kỳ Họp 2009", Quốc huy và huy hiệu Chính Hiệp, cuối cùng mời bạn nhấn tiếp vào những dòng chữ gạch dưới "Chương trình phát thanh đối thoại trực tuyến giữa Ban Tiếng Việt Nam Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc và Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức đã thu được thành công tốt đẹp. Đây là lần đầu tiên Ban Tiếng Việt Nam Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc và Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức cuộc đối thoại trực tuyến giữa hai đầu cầu Bắc Kinh và Hà Nội. Ban Tiếng Việt Nam CRI phụ trách xây dựng chương trình và Đài Tiếng nói Việt Nam dành cho sự phối hợp mạnh mẽ." Thế là bạn có thể theo dõi một cách cụ thể nội dung cuộc đối thoại giữa Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc và Đài Tiếng nói Việt về vấn đề "Tam Nông " của hai nước Trung - Việt. Dưới đây Ngọc Ánh xin giới thiệu rất khái quát vấn đề "Tam Nông Trung Quốc" để làm lời dẫn cho cả vấn đề cụ thể này.
Ở Trung Quốc, "Tam Nông" là chỉ Nông nghiệp, Nông thôn và Nông dân. Vấn đề "Tam Nông" ở Trung Quốc bao gồm:
Nông nghiệp: Chủ yếu là vấn đề công nghiệp hóa nông nghiệp. Cơ chế thu mua tiêu thụ hàng nông sản không thông suốt là nhân tố quan trọng cản trở tốc độ phát triển của nông nghiệp. Nông nghiệp Trung Quốc cơ bản vẫn thuộc kinh tế nông nghiệp nhỏ tự cấp tự túc, chưa hình thành nền kinh tế quy mô. Đây chính là vấn đề mà Trung Quốc-một nước lớn nông nghiệp cần phải nghiên cứu và đưa ra biện pháp cụ thể.
Vấn đề Nông thôn: Điều bức xúc nhất hiện nay là phải tiến hành cải cách chế độ hộ khẩu. Sau khi cải cách chế độ hộ khẩu, nếu không có sự sắp xếp cho số lao động dôi dư ở nông thôn đã được giải phóng, thì làn sóng di dân sẽ gây áp lực rất lớn cho trị an xã hội. Bởi vậy, tốc độ đô thị hóa cần phải được khống chế, phát triển thành phố vừa và nhỏ là giải pháp đồng bộ cần thiết cho giải quyết vấn đề hộ khẩu.
Về vấn đề Nông dân, chủ yếu là chỉ tố chất văn hóa của nông dân và giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân. Trước hết phải xem đẩy mạnh cải cách cơ cấu, tinh giảm cán bộ dôi dư, nâng cao hiệu suất làm việc, đưa việc tăng thu nhập cho bà con nông dân lên vị trí hàng đầu.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |