Lý Thọ Hằng sinh năm 1898 tại Nghi Hưng Giang Tô. Năm 1918 thi đỗ trường Đại học Kim Lăng Nam Kinh, năm 1920 đi Mỹ lưu học. Trước tiên học tại Đại học Mi-chi-gân, sau đó chuyển sang Chuyên ngành hoá chất Khoa hoá học Đại học In-li-nơi, năm 1925 đỗ bằng tiến sĩ.
Tháng 7-1925 Lý Thọ Hằng về nước, giảng dạy "Công nghiệp hoá chất", "Hoá hữu cơ" tại trường Đại học Đông Nam. Năm 1927, Lý Thọ Hằng giảng dạy tại Đại học Chiết Giang công lập, dạy các môn "Công nghệ thuộc da", "Hóa vô cơ", "Công nghiệp hoá chất", "Công nghệ luyện kim", sau đó làm chủ nhiệm Phòng hóa học ứng dụng. Ông cho rằng, học sinh chỉ học công nghệ hóa chất khó có thể thích ứng nhu cầu phát triển của xã hội, phải học tập quy luật chung trong sản xuất hóa chất, để học sinh có thể thiết kế sản xuất và nghiên cứu khai thác hoá chất. Vì vậy, ông đề nghị phải đổi Phòng hóa học ứng dụng thành Khoa công nghệ hóa chất, đề nghị này được nhà trường phê chuẩn rất nhanh, khoa hóa chất đầu tiên trong trường đại học Trung Quốc nhanh chóng được thành lập, ông được mới làm Chủ nhiệm khoa đầu tiên.
Khoa công nghệ hoá chất Đại học Chiết Giang mới thành lập Lý Thọ Hằng đã yêu cầu rất nghiêm về chất lượng. Đến năm 1930, các chương trình của Khoa công nghệ hoá chất Đại học Chiết Giang đã ngang tầm với các trường đại học tương tự của Mỹ. Lý Thọ Hằng còn đi các nơi mới những giáo sư giỏi đến trường giảng dạy; bên cạnh đó còn giữ lại trường những học sinh xuất sắc, khiến cho Khoa công nghệ hóa chất hình thành một đội ngũ giáo viên hùng hậu, có những giáo viên nổi tiếng như Tô Nguyên Phúc, Ngô Trinh Khải, Phùng Tân Đức, Hầu Dục Phần, v.v.. Năm 1930 Khoa công nghệ hóa chất xây dựng lên các phòng thí nghiệm hoá cô cơ, hữu cơ, hóa học phân tích, hóa học vật lý, phân tích công nghiệp, hóa học công nghiệp, v.v.
Trong thực tiễn giảng dạy nhiều năm, Lý Thọ Hằng đã đề ra một loạt tư tưởng giáo dục tiêu biểu, noi gương thực hịên, yêu cầu nghiêm ngặt đối với giáo viên và học sinh. Đối với học sinh, ông yêu cầu phải có cơ sở vững chắc, từ khi nhập trường đến ra trường phải giáo dục tốt "ba cơ bản" – lý luận cơ bản, kiến thức cơ bản, kỹ năng cơ bản. Ông rất coi trọng thí nghiệm, kết hợp giảng dạy, nghiên cứu khoa học với sản xuất, khiến cho học sinh sau khi ra trường đều có thể đảm đương công việc trong các lĩnh vực.
Sinh viên tốt nghiệp các khoá Đại học Chiết Giang có mặt khắp cả nước trong mọi lĩnh vực công nghiệp hóa chất, công nghiệp hạt nhân và luyện kim, cơ giới, điện tử, thực phẩm, công nghiệp nhẹ, thậm chí hàng không vũ vũ, v.v. họ đều có thể thích ứng nhu cầu của công việc và có thành tích xuất sắc, những điều này đều là hưởng lợi từ tư tưởng giáo dục của Lý Thọ Hằng.
Trong cuộc đời giảng dạy mấy chục năm, Lý Thọ Hằng đã đào tạo hàng nghìn sinh viên hệ chính quy và hơn 40 nghiên cứu sinh, trong đó có rất nhiều người đã trở thành chuyên gia, học giả, giáo sư nổi tiếng.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |