Phóng viên Đài chúng tôi và các diễn viên tham gia biểu diễn trong đêm Liên hoan Văn hóa Phật giáo
Trước thềm khai mạc Hội nghị liên lạc tín đồ Phật giáo thế giới lần thứ 27, rất nhiều hoạt động được diễn ra tại thành phố Bảo Kê như họp báo về hội nghị, chiêu đãi phóng viên trong và ngoài nước, dạ hội về chủ đề văn hóa Phật giáo...tại đại sảnh khách sạn, nơi ở của các vị cao tăng hoà thượng tham gia hội nghị, trưng bầy rất nhiều tranh ảnh, hiện vật liên quan tới Phật giáo của Trung Quốc và thế giới, Như Ngọc đã tận mắt chứng kiến sự giao lưu hội nhập giữa các nền văn hóa Phật giáo của các nước, đặc biệt là sự quan hệ hữu nghị giữa Phật giáo Trung Quốc và Việt Nam.
Phóng viên Đài chúng tôi với trụ trì Chùa Linh Quang Bắc Kinh và Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thượng tọa Thích Thanh Quyết
Trong khi đang mải mê ngắm nhìn những bức thư pháp trưng bầy bên cạnh phòng trà của khách sạn, Như Ngọc bắt gặp cuộc trao đổi diễn ra sôi nổi giữa Hòa Thượng chùa Linh Quang, nơi thờ xá lợi răng Phật nổi tiếng thế giới của Bắc Kinh với các nhà sư Việt Nam. Cuộc trò chuyện trao đổi xoay quanh vấn đề văn hóa Phật giáo làm thế nào góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc trong thời kỳ hội nhập.
Về vấn đề này, Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã đề cập tới trong cuộc phỏng vấn của Như Ngọc. Hòa Thượng cho biết:
Các diễn viên tham gia biểu diễn trong đêm Liên hoan Văn hóa Phật giáo
Trong mối quan hệ văn hóa thì thực ra trên toàn thế giới cũng phải thừa nhận là có sự giao lưu giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau, cụ thể như giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã có mối quan hệ từ lâu đời vì sông liền sông, núi liền núi, cộng thêm quan hệ về mặt văn hóa, cho nên không thể tách rời vấn đề về giao lưu giao thoa văn hóa giữa văn hóa của người Trung Quốc với người Việt Nam, tuy nhiên đối với mỗi dân tộc và đất nước đều có nền văn hóa riêng, nói nôm na là "hòa mà không tan", có nghĩa là tiếp nhận văn hóa nhưng mà đúc rút những cái hay, cái đẹp, áp dụng vào sinh hoạt, văn hóa để biểu hiện truyền thống văn hóa của dân tộc, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam cụ thể có năm điều, một là tinh thần hiếu thảo với cha mẹ, đất nước, đồng bào, quốc gia, dân tộc, đây là nét đẹp của Việt Nam. Hai là, mối quan hệ gia đình: trong mối quan hệ gia đình không những có sự đoàn kết thân thương hạnh phúc gia đình từ trên xuống dưới, mà còn phải hiếu thảo với cha mẹ, thương yêu đùm bọc con cái, giáo dục con cái, xây dựng gia đình yên vui, hạnh phúc, gia đình đẹp thì xã hội đẹp, vươn lên và phát triển. Ba là, tình người thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Theo quan điểm "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", tuy khác nhau về tiếng nói, hình thức sinh hoạt nhưng cùng một bản thể, tính chất, giống nòi cùng sống trên một đất nước thì phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau, Trung Quốc cũng như vậy. Bốn là, tinh thần thờ cúng lễ nghi tưởng nhớ những người có công, công ơn cha mẹ , ông bà, tổ tiên, những người có công với đất nước, hy sinh cho đất nước, lễ nghi cúng tiến để cầu nguyện, trên cơ sở cầu nguyện được thể hiện qua những nén hương, lẵng hoa đặt trước đài liệt sĩ, hoặc dâng lên ông bà tổ tiên. Năm là ngôn ngữ, ngôn ngữ là hồn của dân tộc, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc ngay từ lúc đầu đã bị ảnh hưởng của chữ Hán, sau khi văn hóa phương Tây truyền vào Việt Nam thì có chữ La-tinh, ông bà tổ tiên các bậc tiền nhân cố gắng phát huy tiếng Nôm, hiện nay về ngôn ngữ, Việt Nam sử dụng tiếng chữ Quốc ngữ là ngôn ngữ chính, tiếng Nôm vẫn còn, kinh điển Phật giáo vẫn còn chữ Hán, nhưng phát âm theo tiếng Việt, đây cũng là nét đẹp của văn hóa Việt Nam, chứng tỏ đây là mối giao thoa ảnh hưởng hai nền văn hóa Trung Quốc Việt Nam từ xưa đến nay. Việt Nam cũng phát huy được nền văn hóa của mình qua ngôn ngữ Việt, những trong đó cũng vẫn thấy được cái chất của chữ Hán của người Trung Hoa. Việt Nam cố gắng phát huy văn hóa đặc biệt của Việt Nam, tuy nhiên cũng chấp nhận và thừa hưởng các nền văn hóa giao thoa của các đất nước xung quanh đặc biệt là của Trung Quốc.
Trở lại đại sảnh diễn ra dạ hội chủ đề văn hóa Phật giáo, Như Ngọc lại chứng kiến sự tương đồng giữa giao lưu Phật giáo trong nhân dân hai nước. Khi biết Như Ngọc là người Việt Nam, các chị em đang chuẩn bị lên sân khấu biểu diễn điệu múa rước đèn, chèo thuyền đều hồ hởi chụp ảnh với Như Ngọc, thì ra những điệu múa này cũng rất giống điệu múa trong các lễ hội của Việt Nam.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |