1."Tết trồng cây"
"Tết trồng cây" là ngày tết nhằm tuyên truyền hiệu quả việc trồng cây gây rừng, và động viên quần chúng nhân dân tham gia phong trào trồng cây nghĩa vụ được nhà nước quy định bằng pháp luật. Thông qua phong trào này vun đắp tình yêu đối với rừng và ý thức trồng cây gây rừng của người dân, nâng cao nhận thức của người dân về rừng và bảo vệ thiên nhiên, thúc đẩy công tác phủ xanh, đạt mục tiêu bảo vệ rừng, mở rộng tài nguyên rừng và cải thiện môi trường sinh thái.
Ngày 12 tháng 3 hàng năm là ngày "Tết trồng cây" của Trung Quốc, mời quý vị và các bạn gia nhập đội ngũ trồng cây trên tiểu blog, chúng ta hãy đóng góp sức của mình vì màu xanh của trái đất nhé!
2. Các đại biểu đề nghị rút ngắn thời gian đi học, thực thi giáo dục nghĩa vụ 10 năm
Bạn tham gia công tác năm bao nhiêu tuổi? Cùng với yêu cầu về bằng cấp ngày càng cao, rất nhiều bạn trẻ học xong đại học lại học tiếp thạc sỹ, khi ra trường đã 26-27 tuổi. Liệu có thể rút ngắn thời gian đi học hay không? Liệu các bạn trẻ có thể ra trường và tham gia công tác sớm hơn được không? Ông Trần Hoa Vĩ, Đại biểu Quốc hội tham dự Kỳ họp thứ 5 Quốc hội lần thứ 11 đã trình lên một đề án về thực thi giáo dục nghĩa vụ 10 năm.
Ông Hứa Hạo, Ủy viên Chính hiệp cũng đề nghị rút ngắn thời gian học tiểu học và trung học, để ứng phó các vấn đề như già hoá dân số, thiếu hụt lao động trẻ. Ông cho rằng, Trung Quốc hiện nay đang có xu hướng già hoá dân số, sau 20 năm, lao động trẻ không những phải tham gia sản xuất tạo ra của cải cho xã hội, mà còn phải chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, đến lúc đó, thiếu hụt lao động trẻ sẽ trở thành vấn đề xã hội rất lớn. Hơn nữa, thời gian học tiểu học và trung học quá dài sẽ chiếm nhiều thời gian tiếp xúc xã hội và cuộc sống của trẻ, điều này sẽ không co8 lợi cho bồi dưỡng tố chất tổng hợp của trẻ. Ông đề nghị rút ngắn thời gian tiểu học và trung học còn từ 9 đến 10 năm.
3. Lương tháng của bạn có đủ tiêu hay không?
Mới đây, khi trả lời phỏng vấn trang web Báo Nhân dân Trung Quốc về tại sao người dân cảm thấy không hạnh phúc, Ủy viên Chính hiệp, người dẫn chương trình nổi tiếng của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc Thôi Vĩnh Nguyên nêu rõ, nếu chỉ nhìn vào con số thu nhập, thì thu nhập chắc chắn đã cao hơn trước, nhưng vì sao mọi người vẫn không cảm thấy mình đã kiếm được tiền nhiều hơn? Nguyên nhân chính là vì mức tăng thu nhập của chúng ta không theo kịp sự gia tăng của vật giá, ông cho biết "Do vậy, chúng ta khó tìm được cảm giác hạnh phúc về mặt này". Ông nói, ông cảm thấy mình "giàu có nhất, giống một nhà triệu phú nhất" là vào năm 1986, khi đó, lương hàng tháng của ông chỉ có 80 Nhân dân tệ, nhưng ông luôn cảm thấy tiêu không hết. Hiện nay, tuy thu nhập của ông đã hơn 10 nghìn Nhân dân tệ, thậm chí còn nhiều hơn, nhưng ông luôn cảm thấy "không đủ tiền tiêu". Thế còn bạn? Tiền lương hàng tháng của bạn có đủ tiêu hay không?
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |