• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Tản văn: Nhiếp ảnh chắp cho tôi đôi cánh bay cao bay xa

    2009-12-16 18:11:33     cri

    Nghe Online

    Tin rằng rất nhiều bạn thính giả VN, nhất là những bạn đứng tuổi rất quen thuộc đối với giai điệu của bài hát "Nhịp cầu nối những bờ vui" đi cùng năm tháng này, mà rất nhiều người TQ đứng tuổi, cũng không xa lạ với giai điệu bài hát Việt Nam, đặc biệt là những người Trung Quốc từng sang công tác Việt Nam, hoặc từng trong hàng ngũ chi viện Việt Nam năm xưa thì cảm thấy rất gần gũi với những bài hát đi cùng năm tháng của Việt Nam. Anh Trương Gia Tường, Phân trưởng Tân Hoa xã và là Phóng Viên cao cấp Tân Hoa xã Trung Quốc là một trong số đó. Nhắc đến ba chữ Trương Gia Tường, thì từ chủ tịch Nước Việt Nam, cho đến nhiều người Việt Nam từng làm việc hoặc tiếp xúc với anh cũng đều quen thuộc. Đó là vì anh làn phóng viên Tân Hoa thường trú tại Việt Nam những 18 năm, từng đồng cam cộng khổ với nhân dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từng chứng kiến quang cảnh đổi mới của đất nước Việt Nam, từng có dịp đưa nhiều tin về các nhà lãnh đạo của hai nước Trung Việt đi thăm và gặp gỡ lẫn nhau, anh đã viết rất nhiều bài phóng sự, nhiếp ảnh gửi về Tân Hoa xã, rồi do Tân Hoa xã đưa tin đi khắp Trung Quốc và ra khắp thế giới.

    Do sống và làm việc tại Việt Nam nhiều năm, anh Trương Gia Tường có tình cảm gắn bó với con người, với từng gốc cây ngọn cỏ Việt Nam, anh thường gửi gắm tình cảm đậm đà của mình bằng cây trong tay, vào những giờ nghiệp dư sau khi lấy tin, anh đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe, những từng trải của mình tại Việt Nam, thế là nhiều tác phẩm của anh mang đề tài mọi mặt của Việt Nam đã ra mắt độc giả Trung Quốc, nhiều độc giả Trung Quốc qua đọc những cuốn sách anh viết tìm hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam, những cuốn sách như: "Nhà văn Trung Quốc du ký hải ngoại", "Việt Nam trong con mắt tôi" ,"Văn hóa Việt Nam", "Từ khói lửa chiến tranh đến đổi mới mở cửa- Việt Nam trong ngòi bút tôi" v v ...

    Năm 1995, sau khi kết thúc nhiệm kỳ thứ ba phóng viên Tân Hoa xã thường trú tại Việt Nam, trước khi lên đường về nước, Tổng bí thư TƯ ĐCS Việt Nam Đỗ Mười đã tiếp kiến anh; rồi năm 2003, sau khi kết thúc nhiệm kỳ thứ tư, trước khi lên đường về nước anh lại vinh dự được Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương trao tặng Huân chương Hữu nghị; Ngoài ra Thông Tấn xã Việt Nam còn trao Giải thưởng Văn hóa cho anh, Hội Nhiếp ảnh Việt Nam trao giải thưởng Nhiếp ảnh cho anh. Anh nói với Ngọc Ánh rằng: Nhiếp ảnh như đôi cách đã đưa anh bay đi khắp mọi miền, khiến anh chứng kiến nhiều khung cảnh rung động lòng người, nhiều phong cảnh đẹp mắt khó quên, nhiếp ảnh đã ghi lại quãng đời phóng viên Tân Hoa xã đầy gian khổ, vất vả và vẻ vang bằng ngững hình ảnh sinh động của anh. Chính vì có thị hiếu nhiếp ảnh, lại có lòng say mê nghề nghiệp, anh Gia Tường đã viết bài tản văn nhan đề: "Nhiếp ảnh chắp cho tôi đôi cánh bay cao bay xa", bài tản văn này tương đối dài, sau đây Ngọc Ánh xin trích đoạn giới thiệu với các bạn, hoan nghênh các bạn, và nhất là các bạn Việt Nam thân quen của anh Trương Gia Tường có dịp ̉ thưởng thức và gặp gỡ người bạn Trung Quốc của mình qua bài tản văn này trên trang web này:

    Tản Văn: "Nhiếp ảnh chắp cho tôi đôi cánh bay cao bay xa"

                       Tác giả: Trương Gia Tường

    Tháng 9 năm 1971, tôi được cử đi làm phóng viên tại Phân xã Tân Hoa ở Hà Nội, bắt đầu cho nhiệm kỳ thứ nhất của tôi thường trú tại Việt Nam. Đến nhậm chức không bao lâu, thì gặp lúc Chính phủ Ních-sơn Mỹ khôi phục cuộc ném bom miền Bắc Việt Nam, chúng tôi thường phải đội bom đi phỏng vấn. Những bản tin lúc bấy giờ, một mặt vạch trần tội ác chiến tranh xâm lược của Mỹ, mặt khác tuyên truyền những thắng lợi, cũng như ca ngợi tinh thần vừa chiến đấu vừa sản xuất của nhân dân Việt Nam. Từ góc độ thông tin nhiếp ảnh mà nói, ở trong nước Trung Quốc cũng rất cần có những tấm ảnh phản ánh những mặt này, thế nhưng phóng viên nhiếp ảnh của Tổng xã Tân hoa xã thỉnh thoảng mới có dịp thăm Việt Nam, mà ảnh chụp của họ tại Việt Nam cũng không nhiều.

    Cho đến sau năm 1973, Tổng xã Tân Hoa xã đã phân phối một chiếc máy ảnh nhãn hiệu Hải Âu cho Phân xã ở Hà Nội. Từ đó, chúng tôi đã có thể tranh thủ được nhiều dịp thực tiễn trong các cuộc đi phỏng vấn tại các nơi trên đất nước Việt Nam. Đặc biệt là trong chuyến phỏng vấn Khu Giải phóng miền Nam Việt Nam năm 1974 và sau khi giải phóng năm 1975, trong khi viết nhiều bản tin và phóng sự ra, tôi còn chụp rất nhiều hình ảnh gửi về ban biên tập nhiếp ảnh Tân Hoa xã, sau khi biên tập cho đăng trên các tờ báo chí và tập san trong nước, đã được Tổng xã đánh giá cao. Ban Biên tập Nhiếp ảnh Tân Hoa xã còn phê chuẩn Phân xã chúng tôi mua một chiếc máy ảnh nhãn hiệu Leica M-5.

    Vì làm nhiếp ảnh chưa bao lâu, cho nên còn nhiều thiếu sót. Tôi nhớ rằng, năm 1973, khi Đoàn Bơi lội Trung Quốc sang thăm Việt Nam, Thủ tướng Phạm Văn Đồng bày tỏ sẽ đi xem biểu diễn và chụp ảnh lưu niệm chung với các đội viên. Được tin này, ai nấy đều hết sức xúc động, trưởng đoàn bơi lội Trung Quốc trước đó đã đặc biệt yêu cầu tôi, tranh thủ chụp nhiều tấm ảnh cho họ. Trước buổi tiếp kiến, máy ảnh của một đội viên trong đoàn vừa chụp có mấy tấm mà máy đã bị trục trặc. Cậu ấy bảo tôi rút hộ cuốn flim trong máy cậu ấy ra rồi cài vào máy của tôi để chụp cho hết cuốn flim. Đâu có biết rằng, vấn đề xảy ra trong khâu này đây, trong lúc cập rập, tôi lắp flim vào máy qua loa. Khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng bắt tay từng đội viên, tôi tranh thủ chụp rất nhiều tấm ảnh, lại còn cảm thấy rất hài lòng nữa chứ. Thế nhưng thật không ngờ rằng, khi tráng xong flim, lại không rửa ra một tấm ảnh nào cả. May mà phóng viên nhiếp ảnh của báo "Thể thao" Việt Nam đã chụp được ống kính quý giá trên đây, mới không khiến các đội viên bơi lội Trung Quốc cảm thấy quá ư là đáng tiếc.

    Trong những cuộc phỏng vấn thường ngày, có rất nhiều cơ hội chỉ xuất hiện trong nháy mắt, nếu nắm bắt được những cơ hội tích tắc đó, thì không những có thể ghi lại bằng hình ảnh, mà còn có thể chụp được những tấm ảnh tuyệt vời; Giá như chỉ chần chừ chút xíu thôi, thì sẽ mất cơ hội, mà còn cảm thấy hết sức đáng tiếc nữa. Năm 1974, Đoàn Bóng truyền "Bát Nhất" Trung Quốc sang thăm Việt Nam, đội bóng truyền hai nước Trung –Việt tiến hành cuộc thi đấu tại sân vận động Hàng Đẫy Hà Nội, đến nay tôi vẫn còn nhớ như in. Trong lúc diễn ra thi đấu, tôi lại chuyện trò với cậu bạn học tháp tùng Đoàn Bóng truyền Trung Quốc đến thăm. Bỗng nhiên, từ xa tôi thấy cuộc thi đấu của đội bóng truyền nữ đã kết thúc, vận động viên của hai nước đang vừa đi làm các động tác trao đổi bằng tay, và đi về phía phòng nghỉ giải lao. Tôi cảm thấy bầu không khí rất hay, khung cảnh rất tuyệt vời, liền chạy đến phía họ. Tất nhiên rồi, tôi vừa chạy vừa điều chỉnh ánh sáng, tốc độ của máy, rồi ước trừng sẵn cự ly. Tôi chạy đến trước mặt các cô vận động viên, liền giơ máy lên bấm hai lần, một tấm trong ảnh có hai người, một tấm khác có bốn người. Các vận động viên của hai nước trong hai tấm ảnh này tươi cười tự nhiên, hiệu quả rất tốt. Sau đó, rất nhiều các báo chí đều đăng tấm ảnh mang tên "Trần Chiêu Đệ chuyện trò thân mật với các vận động viên Việt Nam", chính là tấm ảnh tôi chụp trên đây. Trong những năm 70 của thế kỷ trước, nhân dân Trung Quốc hết lòng hết dạ ủng hộ Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, quan hệ hữu nghị gắn bó giữa nhân dân hai nước thật như Bác Hồ đã nói "Vừa là đồng chí vừa là anh em". Tấm ảnh tôi nhiếp trên đây đã bày tỏ mối tình này một cách hình tượng. Hình thức lựa chọn đề tài đưa tin bằng viết bài và đưa tin bằng hình ảnh khác nhau, thế nhưng nội dung tư tưởng lại là một, nếu như biên tập tốt, không những bài và ảnh có thể ăn khớp với nhau, mà còn có thể thúc đẩy lẫn nhau. Tháng 6 năm 1974, tôi nhận lời mời đi thăm khu Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Ô tô vừa chạy qua cầu Hiền Lương trên vĩ tuyến 17, những ruộng lúa chín vàng rập rìu nhấp nhô như những làn sóng lấp lánh hiện ra trước mặt tôi, bà con nông dân xã Trung Hải huyện Gio Linh đang bận rộn gặt lúa chiêm. Sau khi được các bạn Việt Nam đồng ý, tôi liền bảo anh lái xe cho xe dừng lại. Sau khi xuống xe, tôi vừa chạy vừa điều chỉnh lại ánh sáng, tốc độ của máy ảnh, rồi ước trừng cự ly. Lúc này, một thiếu nữ Việt Nam đang ôm bó lúa vừa gặt xong đi về phía chúng tôi. Tôi liền giơ máy, chờ đến giây phút cự ly vừa phải, tôi liềm bấm hai lần. Trong ảnh, nét mặt cô gái Việt Nam trẻ trung rất tự nhiên, nụ cười tươi tắn, rạng rỡ trước niềm vui được mùa. Sau khi lên xe, các bạn Việt Nam cùng đi nói với tôi rằng, cánh đồng lúa ngát hương này cách đây hai năm còn hoang vu, cỏ dại mọc đầy đồng, những hố bom hố đạn nhan nhản. Mùa xuân năm 1972, nhân dân địa phương đã cùng tham gia chiến dịch giải phóng miền Nam, rồi dưới sự lãnh đạo của chính quyền Cách Mạng, bà con ở đây liền bắt tay vào việc sản xuất lương thực, cho nên mới gặt hái được kết quả vụ chiêm đáng mừng như vậy. Thế là tôi liền thu lượm những điều mắt thấy tai nghe, rồi viết ngay bài phóng sự nhan đề: "Quảng Trị được mùa" và chụp nhiều tấm ảnh gửi ngay về nước, sau khi nhận được, Ban Biên tập nhiếp ảnh Tân Hoa xã liền đưa ngay tin, "Nhân dân Nhật báo"Trung Quốc liền đăng tải giới thiệu cho độc giả Trung Quốc lúc bấy giờ.

    Quả thực là, tác dụng của những tấm ảnh tôi chụp ở Việt Nam gửi về nước mang lại hiệu quả to lớn không thể lường được. Năm 1991, sau khi hai nước Trung Việt thực hiện bình thường hóa quan hệ ngoại giao, có một tấm ảnh đã ghi lại tình hữu nghị tốt đẹp trong trắng giữa nhân dân hai nước. Cuối năm 1990, tôi bắt đầu lại sang làm phóng viên nhiệm kỳ thứ ba tại Việt Nam, lúc này, tuy quan hệ hai nước vẫn còn chưa được bình thường hóa, song mối quan hệ trong dân gian hai nước đã dần dần được nhen nhóm và sôi động hẳn lên. Khi đi phỏng vấn lấy tin tại Khoa Trung Văn Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, tôi không quên mang theo một số sách báo tập san Trung văn, các bạn sinh viên Việt Nam rất đỗi vui mừng, liền truyền cho nhau để đọc. Thấy vậy, tôi liền giơ máy ảnh, chụp ngay khung cảnh đáng ghi nhớ này. Về sau, sau khi quan hệ hai nước trở lại bình thường hóa, rất nhiều báo chí, tập san Trung Quốc đưa nhiều thông tin và hình ảnh về đất nước Việt Nam, trong đó, tấm ảnh tôi chụp cảnh sinh viên Khoa Trung Văn trường đại học Ngoại ngữ Hà Nội đang chăm trú đọc "Nhân dân Nhật Báo" đã gây nên sự quan tâm của nhiều độc giả Trung Quốc. Sinh viên một số trường đại học ở Bắc Kinh liền liên danh viết thư cho thầy Nguyễn Văn Hiền, Chủ nhiệm Khoa Trung văn trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, nhờ thầy tìm hộ bạn nữ sinh Việt Nam đang đọc báo đó và mong có thể được làm quen và liên hệ, để cùng giao lưu, tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau. Trong đó có bức thư của một sinh viên năm thứ nhất khóa học năm 1987 trường Đại học Y Khoa Bắc Kinh viết rằng: "Trên báo chí có đăng tấm ảnh bạn đang chăm chú đọc 'Nhân dân Nhật Báo' , trông bạn thật đoan trang nhã nhặn của vẻ đẹp thiếu nữ phương đông, tôi hết sức xúc động. Tình hữu nghị của hai nước Trung Việt –chúng ta đã thể hiện một cách đầy đủ trong tấm ảnh nho nhỏ này rồi. Mối tình hai nước chúng ta nặng như núi, dài như sông, đẹp như tranh, mượt mà như thơ, du dương như những bản nhạc trữ tình, thế hệ trẻ chúng ta có trách nhiệm làm cho giai điệu bản nhạc hữu nghị càng trở nên hoành tráng. Chúng tôi mong muốn được đóng vai trò làm dải cầu vồng rực rỡ nối liền tình cảm giữa nhân dân hai nước Trung – Việt. Đây là nguyện vọng của chúng ta, và cũng là trách nhiệm của chúng ta. Chính vì như vậy mà chúng tôi hết sức mong muốn đặt mối quan hệ giao lưu đi đại, trao đổi tư tưởng, cơi thông tình cảm, đi sâu hiểu biết, tăng cường tình hữu nghị với các bạn Việt Nam. Xin nhờ xứ giả đưa thư chuyển tới các bạn Việt Nam nguyện vọng tốt đẹp của chúng tôi, để chúng ta cùng thêu dệt nên bức tranh tương lai tươi đẹp của nhân dân hai nước Trung Việt. " Bức thư này, không những khiến bạn Đinh Ngọc Lan trong tấm ảnh cũng như các giáo viên và các bạn học của Lan, và ngay cả tôi tác giả chụp tấm ảnh này phải xúc động, còn biết bao các bạn Việt Nam có dịp đọc qua những bức thư của các bạn trẻ Trung Quốc ai nấy cũng đều xúc động và cảm động.

     

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>