Ngày 8/5 năm nay, Oa-sinh-tơn đã tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận toàn diện về vấn đề hạt nhân I-ran đạt được vào năm 2015. Chính phủ Mỹ đe dọa rằng, bất cứ nước nào duy trì làm ăn với I-ran sẽ không thể giao thương với Mỹ. Được biết, hai tập đoàn ô tô lớn của Pháp là Pơ-zô Xi-thờ-goay-en (Peugeot Citroen) và Gơ-nô (Renault) do đó đã bị ảnh hưởng. Một số chính sách được thúc đẩy kể từ khi Chính phủ đương nhiệm Mỹ lên cầm quyền, giống như các thiên thể "hố đen" trong vũ trụ, trong thế giới đen tối mọi người không nhìn thấy gì cả, dùng sức hút nuốt chửng từng tia sáng tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Một trong những số đó chính là rút khỏi thỏa thuận hạt nhân I-ran và khôi phục các biện pháp trừng phạt kinh tế toàn diện đối với I-ran.
Các biện pháp trừng phạt giai đoạn hai đối với I-ran mà Mỹ chuẩn bị tái khởi động vào ngày 5/11 sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp năng lượng, kinh doanh dầu mỏ và tài chính của I-ran. Là ngành công nghiệp trụ cột ở I-ran, dầu không chỉ mang lại 70% đến 80% doanh thu xuất khẩu cho I-ran mỗi năm, mà còn đóng một vai trò dẫn dắt rất lớn đối với các ngành công nghiệp liên quan. Mỹ cấm I-ran xuất khẩu dầu, chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng giá dầu toàn cầu.
Cuộc chiến thương mại do Oa-sinh-tơn phát động, chắc chắn là một "hố đen Mỹ" khác có thể nuốt chửng sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) từng cảnh báo rằng, "thời gian tốt đẹp" của nền kinh tế toàn cầu sẽ không kéo dài. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Mark Carney trong một bài phát biểu trước công chúng vào đầu tháng 7 đã nêu rõ, bảo hộ thương mại ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế thực theo ba cách: Giảm khối lượng giao dịch, gián đoạn chuỗi cung ứng và tăng chi phí nhập khẩu. Luca Paolini, chiến lược gia trưởng tại Công ty Quản lý tài sản Pictet, một tổ chức đầu tư lớn nêu rõ, mô hình của công ty này cho thấy, ngoài hai nước thương mại lớn là Trung Quốc và Mỹ ra, Lúc-xăm-bua, Xlô-va-ki-a, Hung-ga-ri, Cộng hòa Séc và Hàn Quốc sẽ trở thành những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi rủi ro xuất khẩu.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang giảm và lạm phát đang nóng lên. Tờ "Thời báo Nhật Bản" trong một bình luận phê phán cuộc chiến tranh thương mại của Mỹ đã gây ra suy thoái toàn cầu như thế nào cho biết: "Hoan nghênh đến với cơn ác mộng đáng sợ nhất của các nhà kinh tế: Lạm phát." Bình luận này còn nêu rõ, chỉ có một giải pháp cho lạm phát, đó là cắt đứt đầu nguồn, tức là Chính phủ Mỹ từ bỏ áp thêm thuế quan.
Bất kể là rút khỏi thỏa thuận hạt nhân I-ran, phát động cuộc chiến thương mại, hay là rút khỏi Hiệp định Pa-ri về biến đổi khí hậu, rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc, v.v, các chính sách mà Oa-sinh-tơn theo đuổi đã chứng thực đặc điểm lớn nhất của chính sách đối ngoại của Chính phủ Mỹ khóa này, đó là "không thể đoán trước được" (Unpredictability). Nhưng với tư cách là nền kinh tế lớn nhất thế giới và là siêu cường có ảnh hưởng nhất, Chính phủ Mỹ nợ thế giới một "tính có thể đoán trước" lớn (Predictability). Thế giới không cần một "hố đen Mỹ", bởi vì nó nuốt chửng tất cả vẻ đẹp và sự thịnh vượng mang theo tia sáng trong nháy mắt.