Hai ngày trước cuộc gặp, cuộc điều tra về vấn đề Nga can thiệp cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ bất ngờ nhanh chóng lên men, Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố sẽ khởi tố 12 nhân viên tình báo Nga, cáo buộc họ xâm nhập hệ thống máy tính của đảng Dân chủ vào đêm trước của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Nhiều quan chức Mỹ cũng nhân cơ hội này phản đối mạnh mẽ việc Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm gặp Tổng thống Nga Pu-tin. Mặc dù vậy, ông Đô-nan Trăm vẫn bất chấp áp lực. Ông Đô-nan Trăm có nhiều suy xét: Một là, tạo bầu không khí có lợi cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 năm nay; hai là, muốn nhờ bàn tay của ông Pu-tin để gây áp lực cho các nước NATO, làm tăng lợi điểm để mặc cả của Mỹ trong vấn đề chi tiêu quốc phòng, v.v.
Còn về phía Tổng thống Nga Pu-tin, trong bối cảnh quan hệ với các nước phương Tây rơi xuống dưới điểm đóng băng, bản thân Cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ là một nỗ lực để phá vỡ bế tắc.
Nguyện vọng của hai bên cuộc gặp nhất trí với nhau như vậy, vậy thì một "Cuộc gặp Trăm-Pu-tin" có thực sự cứu được quan hệ Mỹ-Nga đã rơi xuống dưới điểm đóng băng hay không?
Nhìn từ sự bày tỏ thái độ của hai bên trong buổi họp báo chung sau cuộc gặp, nội dung "Cuộc gặp Trăm-Pu-tin" lần này đề cập vấn đề Nga can thiệp cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, chống khủng bố, giải trừ vũ khí hạt nhân, hợp tác đầu tư và thương mại, tình hình I-ran và Xy-ri, v.v. Có thể nói, các vấn đề then chốt trong quan hệ song phương đều có đề cập ngoại trừ Crưm, vấn đề nan giải hầu như "không có lời giải" trong quan hệ Mỹ-Nga.
Về vấn đề Xy-ri, Mỹ và Nga có xung đột trực tiếp về lập trường và lợi ích, nhưng hai bên vẫn có triển vọng điều phối lập trường thông qua cuộc gặp, thậm chí giảm bớt sự bất đồng thông qua thỏa hiệp lẫn nhau. Đặc biệt là trong tình hình chính quyền An Át-xát ngày càng vững chắc ngày nay, không loại trừ Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm công nhận tính hợp pháp của chính quyền An Át-xát, không còn mong muốn lật đổ sự thống trị của họ để đổi lấy việc Nga thúc đẩy I-ran giảm bớt sự hiện diện quân sự của mình ở Xy-ri.
Về sự bất đồng giữa Mỹ-Nga trên vấn đề U-crai-na, thì càng như là sự xung đột về giá trị quan lịch sử. Theo quan điểm của Nga, thu hồi khu vực Crưm, vừa là lòng dân hướng về, thay trời bênh vực lẽ phải, vừa là "tuyến phòng thủ cuối cùng" bảo vệ lợi ích" của bản thân; còn theo quan điểm của Mỹ, hành động của Nga đối với Crưm là "hành vi xâm lược", là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh của cả châu Âu.
Trong thực tế, sự không tin tưởng lẫn nhau giữa Mỹ và Nga chiếm vị thế chủ đạo trong quan hệ giữa hai nước. Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, thắt chặt không gian tồn tại chiến lược của Nga luôn là chính sách nhất quán của chính phủ Mỹ các khóa.
Về mặt trật tự quốc tế, Nga ủng hộ sự phát triển đa cực của thế giới, trong khi Mỹ lại không muốn từ bỏ vị thế bá chủ thế giới của mình; về lĩnh vực kinh tế, Nga ủng hộ thương mại tự do và đa phương, trong khi Mỹ ngày nay không ngần ngại kích động mâu thuẫn thương mại bất chấp trả giá "đả thương địch thủ một ngàn tử tổn hại tám trăm", và ngày càng trượt xa trên con đường bảo hộ thương mại và đơn phương.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |