Mới đây, cọ xát thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ ngày một dữ dội, có xu hướng không ngừng mở rộng và nâng cấp. Trong đó, "lấy thị trường đổi công nghệ" mà Trung Quốc từng đề xuất trong quá trình thu hút đầu tư là một trong những trọng điểm mà Mỹ trách móc, có khuynh hướng bị bôi nhọ, cần được làm rõ.
Một là, "lấy thị trường đổi công nghệ" là sự lựa chọn chung của các nước khi triển khai hợp tác kinh tế-kỹ thuật.
Tận dụng vốn, công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý của bên ngoài, hội nhập hệ thống sản xuẩt cũng như mạng lưới tiêu thụ và dịch vụ quốc tế hóa, đẩy nhanh sự phát triển của nước mình, là cách làm phổ biến của nhiều nước, đặc biệt là trong thời kỳ đầu mở cửa thị trường của các nước phát triển sau. Xét về góc độ của nước sở hữu công nghệ, cũng là con đường tất yếu thực hiện yêu cầu nội tại về tối đa hóa giá trị kinh tế của công nghệ và hành vi sáng tạo được đền đáp đầy đủ, đối với hai bên cung-cầu mà nói đều là sự lựa chọn có lợi.
Mỹ coi trọng cao hợp tác khoa học-kỹ thuật quốc tế. Ngoài các biện pháp tham khảo và học tập công nghệ của các nước khác ra, Mỹ còn chú trọng "du nhập chất xám" để thúc đẩy nâng cao năng lực sáng tạo và củng cố vị thế dẫn đầu về công nghệ. Như mọi người đều biết, sau Thế chiến thứ hai, Mỹ đã du nhập một lượng lớn nhân tài châu Âu, trước sau như một thu hút tinh anh khoa học-công nghệ đến từ khắp nơi trên thế giới thông qua nhiều biện pháp.
Ngoài ra, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là tấm gương về "lấy thị trường đổi công nghệ". Mỹ chỉ trích Trung Quốc trong vấn đề "lấy thị trường đổi công nghệ", trên thực tế là đang áp dụng "tiêu chuẩn kép".
Hai là, Trung Quốc chú trọng tuân thủ quy tắc quốc tế trong quá trình "lấy thị trường đổi công nghệ".
Trung Quốc nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, luôn chú trọng hoàn thiện pháp luật và pháp quy, tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời coi đó là chỉ tiêu quan trọng cải thiện môi trường kinh doanh. Phí quyền sở hữu trí tuệ mà Trung Quốc chi trả cho nước ngoài tăng trung bình 17%/năm kể từ năm 2001, năm 2017 lên tới 28,6 tỷ đô-la Mỹ.
Trong quá trình tiến bộ công nghệ và phát triển ngành nghề, Trung Quốc quả thực hưởng lợi rất nhiều từ hợp tác kinh tế-kỹ thuật Trung – Mỹ, Trung Quốc tôn trọng điều này. Bên cạnh đó, Mỹ cần ghi nhận những nỗ lực của Trung Quốc trong việc tuân thủ quy tắc quốc tế và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, càng cần ghi nhận thuộc tính cùng có lợi cùng thắng của việc "lấy thị trường đổi công nghệ".
Ba là, Trung Quốc sẽ kiên định bất di bất dịch mở rộng mở cửa và thúc đẩy sáng tạo cởi mở.
Theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới và quy tắc của tổ chức này, Trung Quốc đã sửa đổi hơn 2.300 luật pháp và pháp quy, rà soát hàng trăm nghìn văn kiện chính phủ liên quan.
Trong 40 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc hưởng lợi rất nhiều từ hệ thống mở cửa và sáng tạo, nhận thức sâu sắc ý nghĩa quan trọng của việc mở cửa và sáng tạo. Bất cứ môi trường bên ngoài thay đổi ra sao, Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên định bất di bất dịch thúc đẩy mở cửa và sáng tạo trên cơ sở tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hoan nghênh các nước cùng Trung Quốc triển khai hợp tác công nghệ theo mô hình và hình thức khác nhau.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |