Chính phủ Mỹ liên tục đưa ra biện pháp thuế quan khiến mọi người không ngừng lo ngại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch sẽ tác động đến sự phát triển trong tương lai của kinh tế toàn cầu. Tại buổi họp báo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson Adam Posen nhấn mạnh rằng:
"Cách làm lấy đe dọa đơn phương làm cơ sở của chính quyền Đô-nan Trăm đã bị chứng minh là tự lừa dối mình, lợn lành chữa thành lợn què, hơn nữa đã phương hại tới sự tăng trưởng của kinh tế".
Ông Adam Posen cho rằng, xét từ tình hình hiện nay, Mỹ đang mất đi các bạn đồng minh. Trong khi đó theo đuổi giải quyết thâm hụt thương mại không phải là mục tiêu chính sách thương mại hợp lý và có hiệu quả, đối với Mỹ mà nói, phương thức giải quyết nhập siêu thương mại tin cậy nhất, tốt nhất là thay đổi chính sách trong nước để nâng cao tỷ lệ gửi tiết kiệm trong nước. Khi phân tích tác động cọ xát thương mại Trung-Mỹ, người phụ trách đề tài nghiên cứu thương mại Trung-Mỹ Diễn đàn tài chính Trung Quốc 40 người, nghiên cứu viên cao cấp Ha Kế Minh cho biết:
"Nhìn từ góc độ kinh tế vĩ mô, nếu cuộc chiến thương mại leo thang, chính sách trả đũa của Trung Quốc sẽ tác động đến lạm phát của Mỹ, lạm phát tiếp tục leo thang sẽ thúc đẩy Cục Dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất nhanh hơn so với dự kiến của nhiều người tham gia thị trường. Điều này có lẽ sẽ không giúp ích gì cho kinh tế Mỹ, đặc biệt là thị trường chứng khoán của Mỹ, hơn nữa sẽ phương hại sự tăng trưởng của kinh tế, cũng phương hại sự ổn định của tài chính."
Vài tháng qua, chính sách giảm thuế mạnh mẽ của chính quyền Đô-nan Trăm hầu như không phát huy vai trò thúc đẩy đối với đầu tư thực thể, một số nguyên nhân là do chính sách thương mại biến đổi khôn lường dẫn đến tính không xác định, đã gây tác động tiêu cực đến năng lực quyết sách đối với thị trường của chuỗi cung ứng toàn cầu, đầu tư xuyên quốc gia và công ty Mỹ.
Ông Adam Posen cho biết, từ xây dựng quan hệ kinh tế lâu dài mà nói, nếu muốn thoát khỏi sự quấy nhiễu của tranh chấp thương mại, nên để mở rộng đầu tư trực tiếp xuyên quốc gia hai chiều Mỹ-Trung phát huy vai trò. Hai nước Mỹ-Trung cần nhiều đầu tư trực tiếp, cũng như quyền sở hữu càng rõ ràng hơn, việc mở rộng đầu tư sẽ hóa giải tình hình căng thẳng kinh tế.
"Con đường tốt nhất để cấu trúc lại kinh tế bằng nhiều phương thức là thông qua đầu tư trực tiếp hai chiều xuyên quốc gia. Điều này có hiệu quả kinh tế về mặt chuyển dịch kiến thức chuyên môn, có lợi trực tiếp cho lĩnh vực lương cao nhất và có ưu thế tương đối cao tạo cương vị việc làm mới. Do vậy bên gánh vác trách nhiệm của hai bờ Thái Bình Dương nên nhận thức được rằng đây là mục tiêu và phương hướng tiến lên của chúng ta."
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |