Là hợp tác tiểu vùng mới nổi trong khuôn khổ Trung Quốc-ASEAN "10+1", Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng đã che phủ Trung Quốc và các nước ASEAN như Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-li-pin, Bru-nây, Thái Lan. Từ ngày tổ chức vào năm 2006 đến nay, Diễn đàn Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng đã lần lượt có hơn 3.500 quan chức Chính phủ, chuyên gia học giả và doanh nhân đến từ các nước Vịnh Bắc Bộ mở rộng và các nước trên thế giới đến tham dự.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các nước ASEAN trường Đại học Bắc Kinh, Giáo sư Trác Côn nói, Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng đã trở thành hợp tác tiểu vùng quan trọng trong khuôn khổ hợp tác Trung Quốc-ASEAN, trở thành một trong những quan hệ có sức sống nhất, nội hàm phong phú nhất và giàu thành quả nhất trong hợp tác Trung Quốc-ASEAN.
Con số của Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy, năm 2017 kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc-ASEAN đã đạt 514,8 tỉ USD, gần gấp bốn lần so với năm 2006. Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, ASEAN đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc.
Tham tán hàm Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Đắc Thành nói, Việt Nam mong phát huy vai trò tích cực trong hợp tác khu vực Vịnh Bắc Bộ mở rộng, trong tương lai sẽ phát huy vai trò quan trọng về mặt ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, v.v, tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc-ASEAN phát triển.
Năm 2016, hai nước Trung Quốc-Việt Nam trong Tuyên bố chung tuyên bố, tăng cường kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước, thúc đẩy kết nối Sáng kiến "Một vành đai, một con đường" với Ý tưởng "Hai hành lang, một vành đai". "Hai hành lang, một vành đai" bao gồm "hành lang kinh tế Côn-Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng", "hành lang kinh tế Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng" và "vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ". Để tăng nhanh kết nối Sáng kiến "Một vành đai, một con đường" với Kế hoạch "Hai hành lang, một vành đai", Trung Quốc và Việt Nam đang tích cực thúc đẩy việc thành lập Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Đông Hưng Trung Quốc-Móng Cái Việt Nam, nhằm dẫn dắt sự phát triển ở khu vực biên giới hai nước, nâng cao trình độ kết nối giữa hai nước.
Gần đây, hai xe công-te-nơ chở đầy hàng đã được chở bằng đường biển từ Việt Nam đến cảng Khâm Châu, Quảng Tây, rồi được chở bằng đường sắt đến Trùng Khánh, sau đó đáp chuyến tàu hàng Trung Quốc-châu Âu đi sang Đức. Đây là lần đầu tiên hàng hóa Việt Nam được chở sang Đức bằng cách đi theo "hành lang phía Nam+ chuyến tàu chở hàng Trung Quốc-châu Âu", đã tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian.
Hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng triển khai đến nay, Trung Quốc và ASEAN đã ra "Tuyên bố chung về tiếp tục sâu sắc hợp tác kết nối cơ sở hạ tầng", coi kết nối là phương hướng ưu tiên và lĩnh vực trọng điểm cùng xây dựng "Một vành đai, một con đường" giữa Trung Quốc và ASEAN, cùng dốc sức cho việc thúc đẩy xây dựng kết nối trong các lĩnh vực đường bộ, đường biển, thông tin, v.v.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |