![]() |
|
![]() |
![]() |
Điều tra liên quan cho thấy, năm 2017, số lượng vụ án phạm tội bạo lực nghiêm trọng ở Trung Quốc giảm 51,8% so với năm 2012, mức độ hài lòng của quần chúng nhân dân đối với trị an xã hội tăng lên 95,55%. Ngày càng nhiều người cho rằng Trung Quốc là một trong những quốc gia an toàn nhất thế giới, xã hội an toàn ổn định cùng kinh tế phát triển cao tốc trở thành hai tấm danh thiếp của Trung Quốc trước thế giới.
Điều đang nói là, thành tích này là giành được trong điều kiện đầu tư ít. Theo số liệu ước tính mới nhất của tổ chức hữu quan thuộc Liên Hợp Quốc, tại các nước trên thế giới trung bình cứ 100 nghìn người có khoảng 300 cảnh sát. Điều tra và nghiên cứu liên quan cho thấy, ở Trung Quốc, trung bình cứ 100 nghìn người có khoảng 140 cảnh sát, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của thế giới.
Với tỷ lệ cảnh sát thấp như vậy, Trung Quốc lại thực hiện quản lý an toàn xã hội hiệu quả cao, vậy, nguyên nhân là gì?
Khác với các nước thông thường, quản lý xã hội ở Trung Quốc không phải chỉ dựa vào việc tăng cường cơ quan hành pháp, mà là xuất phát từ tình hình đất nước mình, phát huy đầy đủ đặc điểm và thế mạnh của bản thân Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đặc biệt, từ Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay, đảng cầm quyền ở Trung Quốc phát động các chiến dịch như "tấn công băng nhóm xã hội đen, diệt trừ kẻ ác", "tịch thu thuốc nổ và súng đạn", "phòng chống ma túy, đồi trụy", v.v., ngăn chặn hiệu quả xu hướng phạm pháp phạm tội, tăng cường cảm giác về công bằng và chính nghĩa của nhân dân, đảm bảo trị an xã hội duy trì ổn định lâu dài.
Về mô hình quản lý cụ thể, Đảng Cộng sản Trung Quốc tin chắc rằng "đi con đường quần chúng" là phương thức tốt nhất. Ngay từ năm 1952, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành điều lệ liên quan, đảm bảo chính quyền và cơ quan công an các cấp thực hiện các chức năng quản lý trị an xã hội như phòng, chống tội phạm dựa vào sự hỗ trợ của quần chúng nhân dân. Điều này đã sớm gần 30 năm so với các khái niệm như "xã hội hóa công tác cảnh sát", "cảnh sát cộng đồng chung cư", v.v. mà các nước phương Tây đề xuất cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ 20.
Cùng với việc Trung Quốc thực thi chính sách cải cách mở cửa, kết cấu xã hội xuất hiện sự đổi thay to lớn, sự lưu chuyển của dân số ngày càng gia tăng, mâu thuẫn xã hội cũng trở nên đa dạng và phức tạp. Nhằm vào những biến đổi mới này, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm lịch sử, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tham khảo lý luận quản lý xã hội hiện đại của phương Tây, đề xuất một cách sáng tạo khái niệm "trị lý tổng hợp trị an xã hội", và không ngừng hoàn thiện, từng bước phát triển thành phương châm "Kết hợp giữa phòng và chống, phòng là chính, kết hợp giữa lực lượng chuyên trách với quần chúng, dựa vào quần chúng", từ đó thực hiện phòng ngừa và trị lý phạm pháp phạm tội một cách căn bản, giữ gìn trị an xã hội ổn định lâu dài.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |