Bước sang thế kỷ 21 đến nay, số lượng Hiệp định Thương mại tự do ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng lên nhanh chóng. Các đãi ngộ ưu đãi khác nhau và quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định cứ quấn vào nhau như mì sợi I-ta-li-a trong bát, mức độ phức tạp của nó thường khiến quy tắc khó có thể chấp hành, tức cái gọi là hiệu ứng "bát mì ống I-ta-li-a".
Theo ý tưởng, Khu vực Thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương sau này có thể tích hợp nhiều Hiệp định Thương mại tự do mang tính biệt lập và đóng cửa, đồng thời sẽ bao gồm các lĩnh vực nhạy cảm kéo dài đã lâu chưa được giải quyết trong đàm phán Tổ chức Thương mại thế giới như nông nghiệp, quy tắc xuất xứ, quyền sở hữu trí tuệ, v.v.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu APEC Đại học Nam Khai Lưu Thần Dương nói, sau khi hoàn thành xây dựng Khu vực Thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương sẽ có lợi cho giải quyết căn bản hiệu ứng "bát mì ống I-ta-li-a" được sản sinh bởi nhiều sắp xếp Hiệp định Thương mại tự do ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cung cấp một khung chế độ hoàn chỉnh, hiệu quả cao cho việc sâu sắc nhất thể hóa kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Phó Nghiên cứu viên Sở Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Triệu Giang Lâm cho rằng, Khu vực Thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương không những có thể làm dịu cục diện căng thẳng gây nên bởi chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ngóc đầu dậy, mà còn có thể giải phóng cổ tức chế độ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khiến càng nhiều nền kinh tế hoàn thành việc chuyển đổi cơ cấu công nghiệp trong cơ hội và thách thức, tiếp thêm động lực mới cho phát triển trong tương lai.
Đồng Chủ tịch Cuộc họp Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) Don Campbell cho rằng, các bên cùng nỗ lực thực hiện nhất thể hóa kinh tế khu vực, xây dựng Khu vực Thương mại tự do châu Á-Tháí Bình Dương cùng ủng hộ hệ thống thương mại đa phương, có thể cung cấp động lực ổn định cho duy trì kinh tế tăng trưởng.
Trung Quốc luôn chủ trương giữ gìn thể chế thương mại đa phương, thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế phát triển theo hướng cởi mở, bao trùm, phổ quát, cần bằng và cùng thắng. Tại Hội nghị APEC diễn ra tại Bắc Kinh năm 2014, Trung Quốc đề xuất xây dựng quan hệ đối tác châu Á-Thái Bình Dương "tin cậy lẫn nhau, bao trùm, hợp tác, cùng thắng".
Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Viện Hàn lâm Khoa học In-đô-nê-xi-a Shivaji Dalma Negara cho biết, Trung Quốc nhiều năm qua luôn sắm vai tích cực thúc đẩy tự do hóa thương mại, "thế giới mong đợi Trung Quốc có thể dẫn dắt phương hướng phát triển thương mại toàn cầu."
Giám đốc Điều hành Ban Thư ký APEC Alan Bollara nói: "Trung Quốc khi đăng cai Hội nghị APEC năm 2014 đã thúc đẩy thông qua "Kế hoạch tổng thể kết nối APEC giai đoạn 2015-2025", nhiều dự án 'Một vành đai, một con đường' đều liên quan với đó, chúng ta đang nỗ lực vì đó... APEC rất có hứng thú đối với những phát triển và đầu tư dự án cơ sở hạ tầng đề cập trong 'Một vành đai, một con đường'.".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |