Quan chức Nhà trắng cho biết, bất kể là ở nước đến thăm, hay trong trường hợp đa phương như APEC, v.v, Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm đều sẽ "nhấn mạnh tạo dựng sự sắp xếp khu vực châu Á-Thái Bình Dương tự do cởi mở có lợi cho sự phồn thịnh và an ninh của Mỹ, cũng như cùng các nước đối tác thương mại xây dựng mối liên hệ kinh tế thương mại công bằng ưu đãi lẫn nhau."
Được biết, trong chuyến công du lần này, Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm sẽ gây sức ép với một số nước về vấn đề thâm hụt thương mại, yêu cầu họ sửa đổi chính sách kinh tế thương mại, dành điều kiện tiếp cận thị trường ưu đãi hơn cho các công ty Mỹ.
Ngoài vấn đề kinh tế thương mại, vấn đề an ninh khu vực sẽ là một trọng điểm khác mà ông Đô-nan Trăm sẽ thương thảo với các nước. Giới bên ngoài phổ biến cho rằng, vấn đề hạt nhân Triều Tiên sẽ là tiêu điểm được quan tâm nhất trong đó.
Đông Nam Á cũng chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong chiến lược kiềm chế Triều Tiên của Mỹ. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Á tại Đại học John Hopkins Kent Calder viết bài cho rằng, Oa-sinh-tơn ngày càng cho rằng, cần các nước Đông Nam Á duy trì mối quan hệ hữu nghị lâu dài với Triều Tiên như Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia, Mi-an-ma để tăng cường gây sức ép có hiệu quả với Triều Tiên.
Ê kíp chính sách ngoại giao của ông Đô-nan Trăm đến nay vẫn chưa kiện toàn, nhất là thiếu các cố vấn chuyên nghiệp trong đảng quen thuộc tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Có dư luận cho rằng, những cái đó đều khiến chính sách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Đô-nan Trăm xuất hiện sự hỗn loạn đáng kể.
Song, Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Chiến lược châu Á-Thái Bình Dương và toàn cầu thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc Hứa Lợi Bình cho rằng, tuy chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Đô-nan Trăm còn chưa hình thành, nhưng biểu hiện của nhiều chính sách trong công việc châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ đang dần dần thể hiện sự theo đuổi rõ ràng, tức dưới sự chủ đạo của ý tưởng "nước Mỹ trên hết", coi trọng hợp tác song phương, coi nhẹ hợp tác đa phương. Cụ thể là, trong lĩnh vực kinh tế, dốc sức xóa bỏ sự thâm hụt thương mại giữa Mỹ với các nước châu Á-Tháí Bình Dương, tăng thêm đầu tư của các nước châu Á-Thái Bình Dương vào ngành chế tạo Mỹ, tăng thêm việc làm trong nước Mỹ; trong lĩnh vực an ninh, lấy vấn đề hạt nhân Triều Tiên làm điểm xuất phát, vững chắc hệ thống đồng minh, gắn bó quan hệ đối tác, đồng thời tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đáp ứng lợi ích của các Tập đoàn công nghiệp quân sự trong nước.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |